{keywords}
 

Năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và DN vẫn ở mức thấp so với khu vực và thế giới. Mức tăng trưởng phát triển DN có xu hướng chững lại từ giữa năm 2018 (năm 2018 chỉ tăng 3,48% về số DN và 13,77% về số vốn đăng ký; 4 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng 4,8% về số DN và 31,66% về vốn đăng ký), trong khi số DN tạm ngừng kinh doanh và giải thể có những giai đoạn tăng mạnh trên 30 - 40% so cùng kỳ. Nguyên nhân khiến hiệu quả kinh doanh của khối DN ngoài nhà nước chưa cao là do hạn chế về quy mô, công nghệ, quản trị điều hành DN.

"Hiện hơn 65% doanh nghiệp là siêu nhỏ - không thể định nghĩa được, chớp mắt một cái họ đã biến thể khác không nhìn thấy được. Tại sao doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn như vậy? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và thay đổi quy mô doanh nghiệp Việt" - ông Trần Đình Thiên, Chuyên gia Kinh tế đặt câu hỏi. Theo ông, đã đến lúc các nhà điều hành của Việt Nam cần nhấn mạnh đến khái niệm "Make in Vietnam" và "Make by Vietnam" bởi nó đồng nghĩa với việc làm ra bởi người Việt Nam, bởi giá trị gia tăng từ công nghệ Việt, kể cả công nghệ đi mua nhưng là ý chí của người Việt.

{keywords}
 

Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, các doanh nghiệp phải chủ động tham gia vào chuỗi giá trị, đóng góp tích cực vào chuỗi giá trị. Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải cạnh tranh lành mạnh, ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, giá trị cho sản phẩm.

{keywords}
 

Trong chương trình hội nghị, các chuyên gia chia sẻ quan điểm về những vấn đề: Ổn định nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách Mạng 4.0; Giải pháp tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; Quản trị rủi ro kinh tế đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay; Chuyển đổi số và các nền tảng toàn cầu thay đổi thị trường và khuynh hướng tiêu dùng ; Phát huy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường.

Các đại biểu tham dự hội thảo, các diễn giả trình bày tham luận, các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp đều có nhận định chung, để giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì khả năng cạnh tranh lâu dài, liên tục cả hiện tại và tương lai. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

Lệ Thanh