{keywords}
 

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 được thúc đẩy chủ yếu đẩy bởi nông nghiệp (+3,8%), công nghiệp & xây dựng (+8,9%), và dịch vụ (+7,0%), đặc biệt là bán buôn và bán lẻ, vận tải, tài chính và ngân hàng, giáo dục và y tế. Sản xuất và nguồn vốn FDI vẫn là những yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự tăng trưởng đột ngột của nguồn vốn FDI - tương đương 19,1 tỷ USD trong năm 2018 - đã góp phần giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Lĩnh vực sản xuất và chế biến thu hút nhiều sự quan tâm nhất từ các nhà đầu tư nước ngoài, đạt 16,6 tỷ USD, tương đương 47% vốn đăng ký ban đầu. Lĩnh vực bất động sản đứng thứ hai với 6,6 tỷ USD, tương đương 18,5% và lĩnh vực bán lẻ đứng thứ ba với 3,7 tỷ USD, tương đương 10,3%. Trong khi đó, sản xuất và xuất khẩu gia tăng lần lượt 13% và 13,8% trong năm 2018.

{keywords}
 

Trong năm 2019, kinh tế dự kiến sẽ tăng 6,7%, giảm nhẹ so với mức 7,1% của năm 2018. Hoạt động đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng vẫn là những động lực tăng trưởng quan trọng. Hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ được thúc đẩy bởi việc tiếp nối mở rộng của các doanh nghiệp đa quốc gia trong phân khúc các ngành có nhu cầu cao về nhân lực, xuất khẩu, sản xuất và chế biến.

{keywords}
 

Về chính sách tiền tệ, năm 2019 sẽ là thời điểm để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dần tiêu chuẩn hóa chính sách tiền tệ. UOB  dự đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất huy động từ 6,25% lên 6,5% trong nửa sau của năm 2019. Đứng trước bối cảnh kinh tế đang trên đà khởi sắc và có khả năng đáp ứng tốt mức lãi suất cao hơn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ từng bước tiến hành tăng lãi suất huy động nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính bất ổn, trong đó có việc giá bất động sản hay những tài sản tài chính khác leo thang. Bên cạnh đó, việc cắt giảm dần chính sách tiền tệ thích ứng có thể giúp giảm bớt áp lực lạm phát và giữ độ lạm phát ở mức ổn định trong năm 2019.

{keywords}
 

Minh Khuê