{keywords}
 

Sự thống trị của những bóng hồng châu Á

Hideki Matsuyama thực hiện những cú đánh xuất sắc trên sân Augusta, trở thành nhà vô địch The Masters 2021. Không có những tiếng hét, chỉ là hai cánh tay trong đưa lên cao. Đấy không phải là một kỷ niệm vụn vặt. Nhưng không có gì khác.

Người đàn ông với nụ cười hiền lành ấy vừa trở thành người Nhật Bản đầu tiên đạt thành tích vĩ đại, và là người châu Á đầu tiên mặc áo khoác màu xanh lá cây - biểu tượng chiến thắng của The Masters, một trong bốn giải major lớn nhất năm. Anh cư xử như thể vừa kết thúc một đợt huấn luyện. Ngay sau đó, caddie của Hideki đi từ từ đến lỗ cuối, cắm cờ vào vị trí và bỏ mũ ra như một dấu hiệu của sự tôn trọng giữa sự im lặng của đại dịch Covid-19.

Hai năm trước đó, Tiger Woods chiến thắng The Masters, giành major thứ 15 trong sự nghiệp và anh bùng nổ trong hạnh phúc. Từ Mỹ đến châu Âu, phản ứng của Hideki so với Woods khi lên đỉnh vinh quang được cho là một cú sốc văn hóa lớn.

Chiến thắng của Matsuyama đã phá vỡ quy luật vô hình. Những golfer châu Á là thiểu số trong giới tinh hoa của nam giới. Chỉ có 6 người châu Á trong số 100 golfer xuất sắc nhất thế giới (4 người Nhật Bản và 2 người Hàn Quốc).

{keywords}
Golf nữ là sự thống trị của những bóng hồng châu Á

Nhưng những gì giống như ngoại lệ ở nam giới lại là chuẩn mực ở phụ nữ. Trong số 100 tay golf xuất sắc nhất bảng xếp hạng nữ thế giới, hơn một nửa (52) là người châu Á. Hàn Quốc là cường quốc không thể tranh cãi: 32 đại diện, với 3 người đứng đầu bảng xếp hạng. Tiếp đó là 12 người Nhật Bản, 4 người Thái Lan, 3 người Trung Quốc và người còn lại đến từ Philippines.

Làm thế nào để giải thích cho sự khác biệt lớn này theo giới tính? Bí quyết của các nữ golfer châu Á là gì?

Mồ hôi và nước mắt

Marta Figueras-Dotti - cựu golfer người Tây Ban Nha, vận động viên Tây Ban Nha đầu tiên trong lịch sử được nhận học bổng thể thao từ Mỹ - giải thích hiện tượng này: "Có một phần lý do di truyền và một phần lý do văn hóa. Về mặt di truyền, phụ nữ châu Á có một đôi bàn tay nhạy cảm đến mức khó tin. Thật đáng kinh ngạc về cách phát bóng hay thực hiện những cú đánh gần. Khả năng của các cô ấy có thể gọi là 'tàn bạo'. Tôi nghĩ rằng truyền thống làm việc thủ công vốn phổ biến ở châu Á có ảnh hưởng lớn.

Yếu tố khác liên quan đến kỷ luật mà họ tuân theo vì là phận nữ, từ áp lực gia đình, xã hội mà họ phải chịu đựng, và thậm chí là áp lực từ một số quốc gia. Những cô gái này bị gia đình xô đẩy. Tôi nhớ, khi thi đấu ở Nhật Bản, tôi và một nhóm người đi ăn tối. Những phụ nữ Nhật Bản phải đi taxi tách biệt với những người còn lại, hoặc phải về nhà. Đó là sự nô dịch, tâm lý đầu hàng hoàn toàn.

Trong nhiều trường hợp, gia đình đánh đập nhiều cô gái, phải đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc, khiến họ bị cắt giảm sự nghiệp. Phụ nữ ở nhiều quốc gia châu Á chịu áp lực từ khi còn nhỏ, họ bị suy nghĩ bản thân mình phải gánh vác mọi thứ, và đôi khi họ kiệt sức rất nhanh. Tôi biết một số trường hợp cố gắng tự tử vì họ không thể chịu đựng được việc bị xã hội xem thường".

Giống như phân tích của bà Figueras-Dotti - năm nay 63 tuổi, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai trong số những quốc gia có tỷ lệ thanh niên tự tử cao nhất thế giới.

Đế chế châu Á hầu như nuốt chửng mọi thứ ở golf nữ. Những golfer châu Á đã vô địch 36 trong số 60 cuộc đấu gần nhất, 8 trong 10 giải gần nhất, 4 giải gần nhất liên tiếp. Trong số 8 nhà vô địch gần nhất, 6 người mang quốc tịch Hàn Quốc (một người vô địch hai lần).

Tất nhiên, để thành công phải đổi bằng rất nhiều mồ hôi và nước mắt. Sự cạnh tranh là rất căng thẳng. Hoặc đi vào con đường thành công, hoặc không có gì cả. Và cuộc chiến giành thành công có một cái giá. "Họ đã phải chịu đựng kỷ luật nghiêm khắc kể từ khi mới 6 tuổi. Ở tuổi 22, khi họ đặt chân đến Mỹ. Nếu nếu không thể thắng, họ sẽ không có bất kỳ điều gì khác. Thất bại đẩy họ xuống đáy. Cái giá phải trả rất đắt", bà Figueras-Dotti giải thích. "Rất nhiều cô gái đã phải bỏ cuộc vì trầm cảm".

Khoảng 3 tuần trước, Lydia Ko - cô gái Hàn Quốc có hộ chiếu New Zealand - giành chiến thắng ở Lotte Championship, thuộc hiệp hội golf nữ thế giới (LPGA), sau 3 năm chìm trong bóng tối.

Năm 2012, khi mới 15 tuổi, Ko ra mắt giải Canada Mở rộng. Năm 2015, cô là golfer trẻ nhất trong lịch sử giữ vị trí số một thế giới (17 tuổi, 9 tháng và 9 ngày). Tại Thế vận hội Rio de Janeiro 2016, Ko giành được Huy chương Bạc…. Rồi cô biến mất.

{keywords}
Lydia Ko từng là biểu tượng golf nữ châu Á

David Leadbetter, huấn luyện viên của Ko, giải thích: "Cha mẹ Ko có liên quan rất nhiều đến cuộc sống và sự nghiệp của cô ấy. Họ nói với Ko khi nào thì đi ngủ, ăn gì, ăn mặc như thế nào, tập luyện khi nào. Và, họ gây áp lực buộc cô ấy phải giành chiến thắng trong tất cả các giải đấu. Lẽ ra, họ nên để cô ấy yên".

Giờ đây, khi vừa tròn 24 tuổi (sinh nhật hôm 24/4 vừa qua), Lydia Ko bắt đầu cuộc sống mới.

Jorge Parada, huấn luyện viên người Tây Ban Nha, từng làm việc với nhiều nữ golfer châu Á (gồm cả Lydia Ko), nói về sự thật mà ông chứng kiến.

"Bạn yêu cầu một golfer châu Á tập luyện 10 giờ mỗi ngày, cô ấy trả lời 'Vâng, thưa ngài'. Khi bạn nói rằng cô ấy cần phải đánh được 100 quả bóng liên tiếp, cô ấy sẽ không về nhà và trả lời không đắn đo, 'Vâng, thưa ngài'. Các cô ấy tuân theo tuyệt đối, vì họ tin rằng đó là điều tốt nhất. Từ khi còn rất trẻ, đối với họ, đó không phải là một môn thể thao, đó là sự nghiệp, là cuộc sống của họ".

Những tấm gương châu Á

Mọi vấn đề luôn có hai mặt. Bỏ qua những khía cạnh về xã hội và gia đình, những nhà vô địch châu Á là tấm gương cho trẻ em trên khắp châu lục. Golf đang phát triển rất nhanh ở các quốc gia châu Á. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai trung tâm của châu lục.

Ở Nhật Bản, có hơn 2.000 sân golf chính thức chuẩn quốc tế và 35.000 sân tập, ước tính cứ 2,5 giây lại có một quả bóng được đánh vào lỗ. Một "đội quân nhà báo" theo dõi những người hùng của họ trong các giải đấu. 10% dân số Nhật Bản khẳng định rằng họ xem đánh golf trên tivi, và 2,5% phụ nữ tập môn này.

Tại Hàn Quốc - quốc gia có nhiều sân golf thứ 8 trên thế giới, 15% dân số xem đây là một trong những môn thể thao được xem nhiều nhất trên truyền hình. Golf là môn thể thao phổ biến thứ 4 ở Hàn Quốc, sau bóng chày, bóng đá và bóng rổ. Tại Trung Quốc, số lượng người trẻ chơi môn này đã nhân lên gấp đôi kể từ năm 2013.

"Ở châu Á, golf của phụ nữ phổ biến hơn nam giới", HLV Jorge Parada cho biết. "Ở Hàn Quốc, phụ nữ thậm chí còn kiếm được nhiều tiền hơn nam giới. Điều này không xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào khác".

Lydia Ko, cùng với Jin Young Ko - số một thế giới, và Bee Park - số 2 thế giới, giành tổng cộng 6 danh hiệu lớn, là tấm gương mà các cô gái châu Á hầu như ngưỡng mộ ngay từ khi còn rất nhỏ. Về phần nào đó, điều này giống như văn hóa bóng đá ở Brazil, Tây Ban Nha...

"Golf nữ châu Á giống như bóng đá ở Tây Ban Nha. Tại Tây Ban Nha, rất trẻ em đều muốn trở thành ngôi sao, nhưng chỉ một số nhỏ đặt chân được vào giới thượng lưu. Đây cũng là điểm chung với golf nữ châu Á. Đó là ước mơ của những cô gái trẻ", Azahara Munoz, golfer Tây Ban Nha xếp 79 trên bảng xếp hạng nữ thế giới, đưa ra ý kiến. "Họ là những người đầu tiên tập luyện, và là những người cuối cùng rời đi. Tôi cũng tập luyện rất nhiều trong các sự kiện. Nhưng những cô gái châu Á đã làm như thế này từ khi còn rất nhỏ".

Giấc mơ golf nữ Việt

Việt Nam là nền văn hóa thuần phương Đông. Trước đây, trọng nam khinh nữ là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Việc phụ nữ tham gia vào thế giới thể thao vốn không được tán đồng. Các gia đình không muốn con cái mình đi theo nghiệp thể thao.

{keywords}
Hanako Kawasaki, nữ golfer mang dòng máu Việt - Nhật

Đấy là câu chuyện thuộc về quá khứ. Xã hội phát triển và suy nghĩ cũng hiện đại hơn. Thể thao nữ Việt Nam không ngừng phát triển, gặt hái thành công to lớn trong khu vực Đông Nam Á hay châu lục. Cũng đã có những cô gái vàng Việt Nam bước ra sân chơi Olympic.

Xét một cách công bằng, trong những năm gần đây, nữ giới mang về thành công cho thể thao Việt Nam vượt trội nam giới. Những chiến tích này đến từ các môn thể thao thành tích cao, võ thuật và điền kinh. Tố chất Á Đông mà bà Figueras-Dotti mô tả được các nữ VĐV Việt Nam thể hiện rõ nét, với sự dẻo dai và linh hoạt.

Điều đó nói lên rằng, phụ nữ Việt Nam rất thích hợp để chinh phục sân golf. Thay cho vẻ thanh lịch với chiếc áo dài truyền thống là sự dịu dàng và nhẹ nhàng với trang phục golf hiện đại...

Golf đến với Việt Nam rất muộn so với các nước trong khối ASEAN. Từ chỗ được xem như hình giải trí cho các doanh nhân, golf đang dần trở thành môn thể thao phổ biến. Người Việt chơi golf chuyên nghiệp tăng lên, đồng thời khán giả xem truyền hình cũng chiếm tỷ lệ khá cao.

So với nam giới, phụ nữ Việt Nam tiếp cận golf càng muộn. Muộn, nhưng là cơ hội tốt để chắt lọc những giá trị tinh hoa từ các cường quốc lớn. Ở đây, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản. Không chỉ vậy, golf nữ Thái Lan cũng là giá trị tham khảo tích cực. Từ đó, golf nữ Việt Nam có được hướng đi phù hợp và chính xác nhất.

Người hâm mộ từng biết đến những tên tuổi như Tăng Thị Nhung - golfer nhà nghề đầu tiên của Việt Nam; hay Ngô Bảo Nghi; Nguyễn Thảo My - VĐV Hà Nội từng giành học bổng từ Mỹ. Brianna Đỗ - cô gái sinh năm 1990 ở California - là golfer gốc Việt đầu tiên xuất hiện tại LPGA. Gần đây, Hanako Kawasaki - với cha người Nhật Bản, mẹ người Việt Nam - gây chú ý nhờ tài năng và xinh đẹp…

Khi golf ngày càng được quan tâm và đầu tư hợp lý, những cô gái vàng Việt Nam xuất hiện trên sân chơi quốc tế không phải điều xa vời. Thậm chí, một golfer thuần Việt xuất hiện tại LPGA trong tương lai không phải giấc mơ xa xỉ...

Thiên Thanh

Patrick Cantlay đoạt FedEx Cup: Nhà vô địch toàn diện

Patrick Cantlay đoạt FedEx Cup: Nhà vô địch toàn diện

Chậm chạp nhưng chắc chắn, Patrick Cantlay vươn lên đỉnh cao sự nghiệp với FedEx Cup và 4 danh hiệu trong mùa PGA Tour 2020-21.

Jon Rahm giành giải Golfer xuất sắc nhất năm

Jon Rahm giành giải Golfer xuất sắc nhất năm

Kết thúc mùa giải 2020-21 không như mong đợi, Jon Rahm vẫn giành giải thưởng cá nhân của Hiệp hội Golf chuyên nghiệp Mỹ.