Xin giới thiệu bài viết của bà Grete Lochen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, về vai trò quan trọng của đại dương đối với Na Uy và thế giới, cũng như những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế biển. 

{keywords}
Bà Grete Lochen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam

Lịch sử của Na Uy là câu chuyện gắn với biển cả. Na Uy có một lịch sử lâu đời, một cam kết mạnh mẽ và nhiều lợi thế cạnh tranh trong nghiên cứu, phát triển công nghệ, quản lý đại dương và kinh tế biển. Ba ngành kinh tế biển mũi nhọn gồm dầu khí, hàng hải và hải sản, tạo ra tổng giá trị khoảng 695 tỷ cua-ron Na Uy (tương đương 79 tỷ USD).

Đại dương là mối quan tâm toàn cầu

Cách thức chúng ta sử dụng đại dương đang thay đổi. Các ngành công nghiệp liên tục phát triển, kể cả các ngành hiện có và các ngành mới và ngày càng nhiều hoạt động gia tăng. Đại dương và hệ sinh thái có khả năng tự điều chỉnh của nó có thể cung cấp cho chúng ta nhiều thứ, nhất là việc làm, thức ăn và năng lượng sạch.

{keywords}
Na Uy có nhiều kinh nghiệm phong phú trong việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

Na Uy có kinh nghiệm phong phú trong việc đánh bắt bền vững nguồn cá biển thông qua các hiệp định với các nước khác và phát triển nuôi trồng thủy sản một cách ổn định và bền vững; quản lý nghiêm ngành dầu khí thông qua sự giám sát chặt chẽ của chính phủ và các tiêu chuẩn và quy chuẩn cao; và quản lý đại dương dựa trên kiến thức, một nền tảng quan trọng cho các ngành công nghiệp biển mới như năng lượng gió ngoài khơi.

Xây dựng một nền kinh tế biển mạnh và bền vững dựa trên sự bảo tồn các đại dương sạch và khỏe mạnh với các hệ sinh thái có khả năng tự điều chỉnh và tạo ra những giá trị lớn thông qua việc sử dụng bền vững là chìa khóa để chúng ta đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (SDG) của Liên Hợp Quốc và cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Cam kết mạnh mẽ đối với đại dương và kinh tế biển

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã nói: “Một đôla đầu tư vào việc làm cho đại dương trở nên trong lành hơn sẽ đem lại 5 đôla thành quả, nhưng các quốc gia phải cùng nhau phấn đấu để hiện thực hóa điều đó… Việc khai thác quá mức, ô nhiễm biển và biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 400 tỷ USD tính tới năm 2050”.

Có nhiều yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của ngành kinh tế biển và công nghiệp biển Na Uy.

Trước hết là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu. Thứ hai là cách thức quản lý đại dương một cách tổng hợp. Điều này hết sức cần thiết nhằm đảm bảo việc tạo ra giá trị kinh tế, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. Thứ ba, việc cùng phát triển của các ngành công nghiệp, cân bằng giữa các lợi ích khác nhau và có một tầm nhìn bao quát về quản lý đại dương là quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Vai trò lãnh đạo trên thế giới về đại dương

Na Uy giữ vai trò tiên phong trên thế giới trong các lĩnh vực liên quan đến đại dương như kinh tế biển bền vững, nghiên cứu đại dương, năng lượng tái tạo, kinh tế sinh học, giảm thiểu ô nhiễm nhựa, vi nhựa đại dương và biến đổi khí hậu.

Na Uy cũng là nước sáng lập Ủy ban cấp cao về kinh tế biển bền vững, với cam kết quản lý bền vững 100% vùng biển quốc gia vào năm 2025. Nhóm 74 các hành động ưu tiên của Ủy ban bao gồm các lĩnh vực lương thực, năng lượng, du lịch, vận tải, các ngành công nghiệp biển mới, khai khoáng, biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái biển, ô nhiễm, công bằng, kiến thực, tài khoản quốc gia về tài nguyên thiên nhiên, số liệu, công nghệ và tài chính.

Na Uy và Việt Nam đều là hai quốc gia biển với nền kinh tế biển mạnh mẽ. Các thế mạnh về giải pháp sáng tạo và kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển bền vững, năng lượng tái tạo và kinh tế tuần hoàn thường xuyên được trao đổi giữa Na Uy và Việt Nam trên bình diện song phương và đa phương. Doanh nghiệp Na Uy có mối quan tâm lớn, muốn đầu tư vào Việt Nam và giúp tăng cường năng lực của Việt Nam trong các lĩnh vực này. Những dự án đầu tư đó sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người Việt Nam cũng như chia sẻ các tri thức và chuyển giao công nghệ.

Grete Lochen - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam

Đại sứ Na Uy: Học hỏi Việt Nam biến nguy thành cơ trong đại dịch

Đại sứ Na Uy: Học hỏi Việt Nam biến nguy thành cơ trong đại dịch

 "Đại dịch Covid-19 đã thách thức biết bao kế hoạch của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Tuy nhiên, từ những gì tôi nhìn thấy, Việt Nam đã biến nguy thành cơ”, Đại sứ Na Uy- Bà Grete Lochen chia sẻ với VietnamNet.