{keywords}
Ngày 30/4/1977, quân Pol Pot đánh vào 14/16 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang, tàn phá các bản làng, trường học, cơ sở sản xuất của ta, bắn pháo vào những nơi đông dân cư ở sát biên giới và vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
{keywords}
Ngôi nhà số 33 phố Đốc Phủ Thứ, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, cách biên giới Việt Nam-Campuchia 3km, bị hỏng nặng vì pháo kích của quân Pol Pot bắn đêm 17/5/1977. (Nguồn: TTXVN)
{keywords}
Những đồng bào ta bị quân Pol Pot sát hại. (Nguồn: TTXVN)
{keywords}
Một em bé còn sống sót, trên người mang đầy những vết dao của quân Pol Pot tàn sát đêm 30/4/1977. (Nguồn: TTXVN)
{keywords}
Những em bé bị quân Pol Pot đâm bằng dao găm, lưỡi lê đang được cứu chữa. (Nguồn: TTXVN)
{keywords}
Mộ cụ Khoa ở xã Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Sông Bé bị quân Pol Pot ném vào lửa. (Nguồn: TTXVN)
{keywords}
Ngày 25/1/1978, tại TP.HCM, Vụ Thông tin báo chí - Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo về vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN).
{keywords}
Ngày 27/1/1978, nhiều nhà báo trong nước và nước ngoài đã ghi lại tội ác của quân Pol Pot với nhân dân Việt Nam ở ấp Tân Thạch, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
{keywords}
Nhà báo trong nước và nước ngoài đã ghi lại tội ác của quân Pol Pot với nhân dân Việt Nam ở ấp Tân Thạch, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
{keywords}
Bia căm thù - ghi sâu tội ác của quân Pol Pot đã tàn sát dã man 130 dân thường ở xã Mỹ Đức, Hà Tiên (xã cửa khẩu biên giới Hà Tiên-Campuchia) ngày 14/3/1978. (Ảnh: Trần Ấm/TTXVN)
 

Theo VietnamPlus