Hoạt động đầu tiên trong chương trình này là hội thảo chuyên đề tổ chức ngày 7/8 tại Hà Nội nhằm nâng cao hiểu biết về bản chất của các vấn đề, thách thức mà Việt Nam gặp phải trong việc chăm sóc người cao tuổi. Tham gia hội thảo là 40 cán bộ từ các bộ ngành liên quan, bao gồm Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Uỷ Ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam. 

{keywords}
Phiên thảo luận tại hội thảo

Với xu hướng phát triển dân số như hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân tố Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, từ 7% lên 14% - là ngưỡng để một quốc gia được coi là có dân số già - trong khoảng 17 năm tới. Trong khi đó, tốc độ tương ứng của Singapore và Thái Lan là 22 và 20 năm. Theo dự báo, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có dân số già vào khoảng năm 2035. 

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Tốc độ già hóa dân số cao tại Việt Nam sẽ có nhiều tác động về kinh tế, xã hội và tài chính. Ngay bây giờ, Việt Nam cần chuẩn bị cho kịch bản một xã hội già với việc phát triển hệ thống chăm sóc y tế - xã hội toàn diện và bền vững về tài chính để người cao tuổi được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc cần thiết". 

Theo ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Văn phòng JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) Việt Nam: “Trong 10 năm qua, JICA đã hỗ trợ Thái Lan xây dựng Mô hình Chăm sóc Tích hợp dựa vào Cộng đồng dựa trên bối cảnh phát triển tại địa phương. Chúng tôi tin rằng, dựa trên các bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và Nhật Bản, Việt Nam có thể phát triển và thực hiện thành công mô hình chăm sóc cho người cao tuổi”. 

Chương trình hợp tác này sẽ được thực hiện theo ba giai đoạn từ tháng 8 năm nay đến tháng 3, 4 năm tới.

Bảo Đức 

Nữ viện sĩ Việt Nam được Nhật trao huân chương Mặt trời mọc

Nữ viện sĩ Việt Nam được Nhật trao huân chương Mặt trời mọc

Huân chương Mặt trời mọc là tước hiệu cao quý nhất của Nhật dành cho những cá nhân có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước này.