Hai chiến đấu cơ Nga, ngày 12/4, đã bay sát tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook ở Biển Baltic. Hành động này được mô tả là "hung hăng" nhưng Hải quân Mỹ không đáp trả bằng vũ lực.


"Bạn không cần giết người chỉ bởi họ đang quấy rối", trang Business Insider dẫn lời sĩ quan chỉ huy tàu chiến và tàu tuần dương đã về hưu Rick Hoffman nói trên tờ Thời báo Hải quân Mỹ về vụ việc.

"Chúng tôi không đang trong chiến tranh với Nga", tàu trưởng Hoffman lý giải thêm.

{keywords}
Chiến đấu cơ Su-24 của Nga lượn sát tàu USS Donald Cook ngày 22/4. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Là một cựu chỉ huy tàu tuần dương bảo vệ hàng không mẫu hạm và phương tiện tấn công đổ bộ của Mỹ khỏi các cuộc tấn công từ trên cao, ông Hoffman biết cách xử lý các máy bay đang đe dọa.

Các chiến đấu cơ Su-24 của Nga không mang vũ khí khi bay sát tàu Mỹ, và USS Cook cũng không thấy người Nga định thả một tên lửa xuống tàu.


Mặc dù hành động bay sát này có thể vi phạm một thỏa thuận mà hai nước đã ký năm 1973 và mang tính "hung hăng", việc bắn hạ một máy bay nhiều khả năng dẫn tới cái chết của phi công.

Theo ông Hoffman, màn trình diễn nguy hiểm của máy bay Nga có lẽ diễn ra để khuyếch trương tuyên truyền cho chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. "Sẽ thực sự thú vị khi chứng kiến những gì được viết trên báo chí Nga vào buổi sáng, cách họ diễn giải sự việc", Hoffman bình luận thêm.

Thanh Hảo

Xem chiến đấu cơ Nga bay 'sát sạt' tàu khu trục Mỹ

Các chiến đấu cơ Nga không mang theo vũ khí vừa thực hiện hai lần bay "sát sạt" tàu khu trục USS Donald Cook đang chạy trên biển Baltic.

Mỹ tiếp tục đứng đầu xếp hạng quân sự thế giới

Mỹ hiện giữ vững vị trí số 1 mà nước này giữ từ năm 2015. Tiếp theo là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp và Anh.

Chùm ảnh Ngoại trưởng Mỹ tất bật công du

John Kerry là ngoại trưởng công du nhiều nhất trong lịch sử Mỹ, vượt qua người giữ kỷ lục trước đó là Condoleezza Rice dưới thời ông George W. Bush.