Đứng trên boong tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle mới thấy tốc độ chiến dịch không kích nhanh đến cỡ nào. Các chiến đấu cơ liên tục xuất kích, mang theo vũ khí hướng tới Iraq và Syria.

Mới đây, Pháp đã điều Charles de Gaulle (còn được gọi là CDG) tới Địa Trung Hải, gần bờ biển Syria. Quyết định này được đưa ra khi các lực lượng do Iraq dẫn đầu bắt đầu cuộc tổng tiến công vào Mosul, thành trì của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

{keywords}
Ảnh:CNN

Với phi đội 24 chiến cơ Rafale M, hàng không mẫu hạm này sẽ tăng gấp 3 lần hỏa lực chống IS của Pháp từ 12 lên 36.

"Mục đích là giúp quân đội Iraq trên thực địa chiến đấu chống IS", CNN dẫn lời một phi công chỉ tiết lộ tên mình là Marc.

{keywords}
Ảnh: CNN

Theo CNN, Rafale M sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ khác nhau.

Thứ nhất là Hỗ trợ Cận Không, với các chiến đấu cơ bay lòng vòng trên không chờ tín hiệu của bộ binh liên quân để bắn phá các mục tiêu IS. Tất cả các cuộc oanh kích của họ phải thông qua đầu não của liên quân do Mỹ dẫn đầu, và được quân đội Pháp chấp nhận.

Thứ hai, máy bay Rafale sẽ tiến hành các cuộc không kích đã được tính toán từ trước nhằm vào các cơ sở và thủ lĩnh IS.

Và thứ ba, phi đội này sẽ chụp ảnh các cơ sở và chiến binh IS, để sử dụng cho lần tấn công sau.

{keywords}
Ảnh: CNN

Tổ hợp tấn công CDG nhắm tới IS ở cả Iraq và Syria nhưng trọng tâm hiện nay chủ yếu nhằm vào Mosul, thành phố lớn thứ 2 ở Iraq đang nằm trong tay quân khủng bố.

"Tiêu diệt IS là mục tiêu tối thượng của chúng tôi", CNN dẫn lời chỉ huy hạm đội Olivier Lebas. "Và điều này có nghĩa là giải phóng Mosul và Raqqa".

{keywords}
Ảnh: CNN

Liên quân diệt IS do Mỹ dẫn đầu hiện đang tập trung sức lực vào trận quyết chiến ở Mosul. Một lực lượng tổng hợp gồm quân Iraq, các chiến binh Kurd và Ảrập - với sự yểm trợ của Pháp và Mỹ - đã giành được lãnh địa quan trọng xung quanh Mosul.

Pháp là một nạn nhân đặc biệt của IS. Hơn 200 người đã thiệt mạng sau khi một nhóm tay súng tấn công trụ sở tạp chí trào phúng Charlie Hebdo ở Paris hồi tháng 1/2015. Vụ tấn công đã khiến Pháp gia tăng hành động quân sự ở Trung Đông.

"Đối với tôi, đó là việc góp phần ngăn chặn tấn công khủng bố xảy ra ở Pháp – nơi gia đình và người thân của tôi đang sống", chỉ huy Marc giải thích. "Điều đó rất quan trọng đối với tất cả mọi người trên tàu Charles, và trong phi đội của tôi".

{keywords}
Ảnh: CNN

Pháp là đồng minh châu Âu mạnh mẽ nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Tàu Charles de Gaulle có khả năng hợp tác đồng bộ đặc biệt với lực lượng Mỹ trong khu vực. Các thủy thủ trên hàng không mẫu hạm này cũng thường xuyên làm việc với các đối tác Mỹ của họ.

Theo một sĩ quan phụ trách về bom và bảo dưỡng, có tới 95% tài sản trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaullecon sẵn sàng tác chiến bất cứ lúc nào.

Thanh Hảo

Anh điều chiến cơ đến Hàn, Jong Un nổi giận

Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo Anh rằng hai nước đang bên bờ vực chiến tranh khi London chuẩn bị điều các chiến cơ Typhoon đến Seoul.

Thực hư tương quan uy lực vũ khí Nga, Mỹ

Trong một hành động cứng rắn, Nga vừa điều thêm các khẩu đội phòng thủ tên lửa tới Syria và cảnh báo sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay Mỹ hay liên quân nào định bắn phá các mục tiêu của chế độ Assad.

Nếu Hillary đắc cử, ai sẽ làm Ngoại trưởng Mỹ?

Cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg mong muốn trở thành Ngoại trưởng Mỹ nếu Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ.