“Kể từ khi biến thể Omicron được phát hiện vào 9 tuần trước, đã có hơn 80 triệu ca mắc Covid-19 được báo cáo tới WHO, nhiều hơn số ca được báo cáo trong cả năm 2020”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với hãng tin CNBC hôm 24/1.

Theo ông Tedros, trong tuần trước cứ trung bình ba giây sẽ có 100 ca mắc được báo cáo tới WHO, và cứ 12 giây có một trường hợp tử vong được ghi nhận. Tỷ lệ tử vong đang tăng lên ở tất cả các khu vực, đặc biệt ở châu Phi, khi những quốc gia tại đây rất khó tiếp cận vắc xin phòng Covid-19.   

{keywords}
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP

“Sẽ rất nguy hiểm nếu cho rằng Omicron sẽ là biến thể cuối cùng hoặc chúng ta đang ở giai đoạn cuối của dịch bệnh. Điều kiện toàn cầu hiện nay là môi trường lý tưởng để nhiều biến thể nữa xuất hiện. Để thay đổi tiến trình của dịch bệnh, chúng ta cần thay đổi các điều kiện đang thúc đẩy nó. Cả thế giới không nên đánh cược với loại virus có sự tiến hóa mà chúng ta không thể kiểm soát hay dự đoán”, Tổng giám đốc WHO đưa ra lời cảnh báo.

Tuy nhiên, ông Tedros vẫn lạc quan về việc tình hình dịch bệnh sẽ có chuyển biến trong năm nay. “Nếu các quốc gia sử dụng tất cả các chiến lược và công cụ của WHO một cách toàn diện, chúng ta sẽ kết thúc giai đoạn cấp tính của đại dịch trong năm nay”, ông Tedros nói thêm.

Nhật tính siết chặt kiểm soát vì Omicron

Theo trang tin Kyodo, Nhật Bản dự kiến sẽ nâng số tỉnh áp dụng biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn từ 16 lên 34.

“Các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn, như giới hạn giờ mở cửa đối với nhà hàng và quán bar, sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 27/1-20/2. Chính phủ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi tham vấn với ban chuyên gia vào ngày 25/1”, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nói với cánh báo giới hôm 24/1.

Theo ông Kishida, chính quyền Tokyo hy vọng có thể ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục phát tán, trong khi vẫn duy trì các hoạt động xã hội nhằm giảm thiểu tác động tới nền kinh tế. “Tôi muốn người dân hiểu được và hợp tác, trong khi chúng ta vẫn cần giới hạn số người tập trung ở những nơi có nguy cơ cao, cũng như hạn chế việc đi lại của người dân dựa theo từng khu vực”, Thủ tướng Nhật Bản nói thêm.

Trang Kyodo cho biết, việc chính quyền Nhật Bản tính nâng số tỉnh áp dụng biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm ở nước này thời gian gần đây tăng mạnh do biến thể Omicron hoành hành. Đỉnh điểm vào ngày 22/1, giới chức y tế Nhật đã ghi nhận hơn 54.576 ca nhiễm mới, số ca theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.

Bỉ cấp phép tiêm mũi vắc xin thứ tư

“Tôi và các quan chức y tế địa phương đã ‘bật đèn xanh’ với lời đề nghị được Hội đồng y tế quốc gia đưa ra”, Bộ trưởng Y tế Bỉ Christie Morreale nói với hãng tin AP.

Hiện chưa rõ thời điểm giới chức y tế Bỉ sẽ tiến hành tiêm mũi vắc xin phòng Covid-19 thứ tư cho người dân.

Theo dữ liệu mới nhất được Bộ Y tế Bỉ công bố, có 77% dân số Bỉ, tức hơn 8,9 triệu người, đã được nhận đủ liều vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, khoảng 6,3 triệu người đã nhận mũi tiêm tăng cường.

Một số diễn biến khác về dịch bệnh

Cập nhật lúc 5h sáng ngày 25/1 của trang thống kê toàn cầu Worldometers cho thấy, dịch Covid-19 đang hoành hành ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm virus cho hơn 354 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 5,6 triệu bệnh nhân. Số hồi phục đạt hơn 281,4 triệu trường hợp.

>>> Cập nhật tin Covid-19 mới nhất

Tuấn Trần

Nhật Bản, Nga lại phá kỷ lục; Israel nói về hiệu quả mũi 4

Nhật Bản, Nga lại phá kỷ lục; Israel nói về hiệu quả mũi 4

Số ca nhiễm mới tại Nhật Bản và Nga tiếp tục chạm tới cột mốc kỷ lục mới. Trong khi đó, Israel đã thông báo về hiệu quả mũi tiêm vắc-xin thứ 4.

WHO dự báo kết thúc Covid-19 ở châu Âu, ca mắc ở Nga chạm đỉnh

WHO dự báo kết thúc Covid-19 ở châu Âu, ca mắc ở Nga chạm đỉnh

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, đại dịch Covid-19 có thể sẽ kết thúc ở châu Âu sau giai đoạn lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron.