RT dẫn lời Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko nói rằng, hiện nước này có hơn 221.000 bệnh nhân Covid-19 được nhận sự điều trị, trong đó khoảng 5.000 người đang điều trị trong các phòng điều trị tích cực (ICU), chiếm 20% lượng phòng ICU của Nga.

{keywords}
Nga vượt mốc 2 triệu ca nhiễm Covid-19. Ảnh: Sputnik

Một số chuyên gia y tế nhận định, ‘làn sóng dịch’ thứ hai ở Nga nghiêm trọng hơn đợt dịch thứ nhất. Bởi thay vì áp dụng phong tỏa toàn quốc như hồi tháng 5/2020, Chính phủ Nga hiện nay cho phép nhiều chính quyền địa phương tự áp dụng biện pháp phòng dịch. Do vậy, các biện pháp phòng dịch tại nhiều vùng ở Nga không phát huy hoàn toàn hiệu quả.

Tình hình dịch trên toàn cầu

Dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 57,1 triệu người khắp toàn cầu, trong đó 1,36 triệu người tử vong. Số liệu trên được Worldometers cập nhật lúc 6h sáng nay (20/11). Ngoài ra, số ca hồi phục trên thế giới đạt hơn 39,6 triệu người.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với tổng số người nhiễm và thiệt mạng kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay là 12.047.247 và 258.083. Ổ dịch lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ với 9.004.325 người nhiễm và 132.200 ca tử vong. Kế đó là Brazil với 5.981.767 người bệnh, bao gồm hơn 168.000 người trong đó đã tử vong.

Số ca nhiễm ở Nhất Bản tăng ở mức đáng lo ngại

Hãng tin Kyodo dẫn số liệu từ Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, cơ quan này đã ghi nhận 2.385 ca nhiễm Covid-19 mới trong 24 giờ qua, và đây là mức cao nhất kể từ dịch bệnh bùng phát ở nước này. Trong đó, số ca ghi nhận tại thủ đô Tokyo là hơn 530 trường hợp.

“Chúng tôi phải ngăn dịch bệnh tiếp tục lan rộng bằng bất cứ giá nào. Số ca nhiễm ở người già đang tăng cao, bởi nguy cơ nhiễm Covid-19 khi họ mắc bệnh là rất cao. Và điều này có thể khiến hệ thống y tế bị quá tải”, Thị trưởng thành phố Tokyo Yuriko Koike trong cuộc họp báo ngày 19/11 cho biết.

{keywords}
Thị trưởng thành phố Tokyo Yuriko Koike trong cuộc họp báo ngày 19/11. Ảnh: Kyodo

Số liệu thống kê từ Kyodo tính tới hết ngày 19/11 cho thấy, Nhật Bản đã ghi nhận hơn 125.600 ca nhiễm và gần 2.000 người tử vong kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở quốc gia này.

WHO cảnh báo ‘làn sóng tử thần’ thứ hai tại Trung Đông

Trong cuộc họp báo tổ chức tại thủ đô Cairo, Ai Cập hôm 19/11, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Đông Địa Trung Hải Ahmed al-Mandhari đã bày tỏ lo ngại sâu sắc khi các quốc gia trong khu vực Trung Đông đang lơ là sự cảnh giác với dịch bệnh.

Cụ thể, các biện pháp phòng dịch bệnh như ‘cách ly xã hội’ hay đeo khẩu trang đều không được tuân thủ đầy đủ ở các nước Trung Đông. Do vậy theo ông al-Mandhari, “cuộc sống của rất nhiều người dân đe dọa” và các quốc gia cần nhanh chóng hành động để “ngăn chặn những dự báo thảm họa có thể trở thành hiện thực”.

Số liệu thống kê của AP cho thấy, có hơn 60% số ca nhiễm mới trong tuần trước được ghi nhận ở Trung Đông tới từ ba quốc gia Iran, Jordan và Morocco. Số ca nhiễm mới cũng tăng cao tại Pakistan và Lebanon, khi hai nước này hồi đầu tuần đã buộc phải áp dụng các biện pháp phong tỏa.

Tuấn Trần

Số ca tử vong do Covid-19 tại Mỹ tăng chóng mặt

Số ca tử vong do Covid-19 tại Mỹ tăng chóng mặt

Tính đến 6h sáng 19/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã có hơn 56,5 triệu người mắc Covid-19, trong đó bao gồm 1.353.645 người thiệt mạng.

Hình ảnh nước Mỹ lại khan hiếm giấy vệ sinh vì Covid-19

Hình ảnh nước Mỹ lại khan hiếm giấy vệ sinh vì Covid-19

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới đang khiến nhiều người ở Mỹ quay trở lại các siêu thị tích trữ đồ, làm tái diễn tình trạng khan hiếm giấy vệ sinh và buộc các nhà bán lẻ phải giới hạn số lượng mua.