Trong suốt 14 năm qua, mũi nhọn trong các chiến dịch quân sự của Mỹ chống lại al-Qaeda là một tổ chức mà hiện giờ còn ít người biết tới.

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt liên hợp (JSOC) được thành lập vào năm 1980, sau thất bại trong vụ giải phóng con tin Mỹ tại Iran năm 1980. Cho tới nay, JSOC vẫn là một đội quân thần bí. Thậm chí, trụ sở của JSOC đặt tại thị trấn Fayetteville, bang North Carolina, nhưng hầu như không ai biết đến sự tồn tại của nó. 

{keywords}

Theo trang DI, dù JSOC đã phát triển đáng kể trong hai thập kỷ đầu thì tới sự kiện 11/9/2001, lực lượng này vẫn chỉ ‘ở ngoài rìa’ trong quân đội Mỹ, với trách nhiệm rất hạn chế, bao gồm các nhiệm vụ chống khủng bố ngắn hạn, chiến dịch bảo vệ các vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tuy nhiên, khi mà Mỹ mắc kẹt vào mạng lưới khủng bố Hồi giáo trên khắp thế giới, các lãnh đạo ngày càng trông cậy vào một chuyên môn đặc biệt của JSOC. Đó là năng lực ‘săn người’ của lực lượng này. Một trong những ví dụ gần đây nhất có thể kể đến là vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi tháng 5/2011.

Đó cũng là kỹ năng mà lực lượng này trầy trật dùi mài trong hầu hết thời gian tồn tại của mình, và nay trở thành một trong những tâm điểm trong chiến dịch của Mỹ chống phiến quân ‘Nhà nước Hồi giáo’ tự xưng (IS). Với một vai trò như vậy, lịch sử phát triển của JSOC sẽ nói lên nhiều điều về tương lai nước Mỹ ở Trung Đông.

‘Cuộc truy lùng gắt gao nhất trong lịch sử’

Cho tới nay, chiến dịch tham vọng nhất của JSOC chính là vai trò dẫn đầu của Mỹ trong việc đổ bộ vào Panama.

Sau nhiều năm căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Panama (dưới thời lãnh đạo Manuel Noriega), đỉnh điểm là vụ một quân nhân thuộc Lực lượng Quốc phòng Panama giết hại một lính thủy đánh bộ của Mỹ giữa tháng 12/1989, Tổng thống George Bush (cha) đã ra lệnh hạ bệ ông Noriega.

{keywords}

Vị lãnh đạo này bị lật đổ chỉ vài giờ đầu sau lần đổ bộ, và các binh sĩ thuộc Lực lượng Delta và Đội 6 thuộc Lực lượng biệt kích SEAL của Hải quân Mỹ - ‘các đơn vị tinh nhuệ có nhiệm vụ đặc biệt’ cốt lõi của JSOC – đã truy đuổi ông Noriega cùng với những người thân cận của ông này.

Cựu Tư lệnh JSOC Carl Stiner, người điều hành chiến dịch, đã gọi đây là một ‘trong những đợt săn lùng gắt gao nhất trong lịch sử’. Thành viên tác chiến đã phá cửa của từng lớp nhà bảo vệ, thẩm vấn từng người mà họ tìm thấy và khởi động chiến dịch mới dựa trên thông tin tình báo.

Các chiến dịch không ngừng nghỉ này đã đặt ra một tiền lệ cho các sứ mệnh trong tương lai tại Afghanistan và đặc biệt là tại Iraq. Mặc dù không ai trong năm 1989 nói về ‘mạng lưới’ của Noriega, nhưng đó lại chính là thứ mà JSOC tấn công.

Cuộc truy lùng Noriega đã cho các đặc nhiệm JSOC nếm mùi khó khăn thế nào khi tìm kiếm một người giấu mình kỹ lưỡng trên đất của chính anh ta. Noriega luôn đi trước JSOC một bước. Mãi tới ngày 24/12/1989, ông mới bị lộ khi ẩn náu trong tòa địa sứ của giáo hoàng tại Panama.

Noriega đầu hàng vào ngày 3/1/1990 và sau đó sang Mỹ.

Từ Saddam Hussein tới trùm ma túy Escobar

Khi Iraq xâm lược Kuwait tháng 8/1980, JSOC cũng thực hiện rất nhiều phần việc lên kế hoạch cho nhiệm vụ nhạy cảm nhất, như cử các thành viên đặc nhiệm dưới các vỏ bọc tới Baghdad để ám sát Tổng thống Iraq khi đó là Saddam Hussein.

{keywords}

JSOC đã cân nhắc hàng loạt biện pháp, từ việc hạ vị lãnh đạo này bằng súng ngắn, cho tới không kích bằng tên lửa. Sau cùng, ‘nguồn tin tình báo không cung cấp đủ thông tin để có thể tiến hành một nhiệm vụ như vậy’.

Trong quá trình ‘săn người’, thông tin tình báo khả thi chính là điểm mấu chốt. Không có nơi nào mà điều này lại hiển nhiên hơn là ở Colombia, nơi mà JSOC sớm tham gia vào một cuộc ‘săn’ khác – đó là trùm ma túy Pablo Escobar.

Suốt hơn một năm trời, JSOC luân phiên cử Lực lượng Delta và Đội 6 trên khắp đất nước này, duy trì lực lượng khoảng 12 người ở Bogota (thủ đô) và Medellin (quê của Escobar).

{keywords}

Nhiệm vụ của họ đáng ra chỉ giới hạn trong việc tập huấn cho đội ‘Search Bloc’ – lực lượng của Colombia chịu trách nhiệm săn lùng Escobar, nhưng các đặc nhiệm Mỹ tìm nhiều cách để đưa các học viên của họ tham gia vào nhiệm vụ thực sự.

Escobar thừa biết mình bị theo dõi. Nhân vật này luôn nói chuyện rất ngắn và thường tìm cách đánh lạc hướng những kẻ ‘bám đuôi’. Tới ngày 2/12/1993, Escobar cuối cùng cũng mắc sai lầm trong cuộc trò chuyện với con trai kéo dài tới 6 phút, thay vì 20 giây như mọi khi.

Thiết bị theo dõi điện thoại mà Mỹ hướng dẫn người Colombia sử dụng đã đưa đội Search Bloc tới thẳng một ngôi nhà hai tầng. Escobar và một vệ sĩ bị bắn hạ khi tìm cách tẩu thoát. Tuy nhiên, tới nay vẫn có lời đồn rằng, một đặc nhiệm Mỹ đã bắn phát súng hạ gục trùm ma túy.

Tuy nhiên, chưa từng có ai đưa ra bất kỳ bằng chứng hay nhân chứng nào khẳng định tin đồn đó là thật. Và Jerry Boykin – người sau này là Tư lệnh đội Delta – đã lên tiếng khẳng định rằng, người của ông không hề bóp cò súng lần nào trong ngày Escobar bị bắn.

Lê Thu