{keywords}
Thung lũng 'bất khả chiến bại' Panjshir ở Afghanistan

Đây không phải là lần đầu tiên Panjshir trở thành điểm nhấn trong lịch sử đầy biến động của Afghanistan. Thung lũng này trải dài gần 120km về phía bắc của thủ đô Kabul, và được bao quanh bởi các đỉnh núi cao hàng nghìn mét.

Theo hãng tin BBC, núi cao là hàng rào tự nhiên bảo vệ những người sống bên trong thung lũng. Lối vào duy nhất là một con đường hẹp, chạy dọc theo những mỏm đá lớn và sông Panjshir uốn khúc. 

Sau khi Taliban bị đánh bại vào năm 2001, thung lũng Panjshir được nâng cấp từ một huyện thành một tỉnh. Nó cũng được trao quyền tự trị và trở thành tỉnh duy nhất ở Afghanistan có các thống đốc là người địa phương. Các nhà lãnh đạo Panjshir cũng được trao những vị trí nổi bật trong chính phủ và quân đội.

Thung lũng có 150.000 đến 200.000 dân, chủ yếu thuộc dân tộc Tajik. Cựu quan chức Shakib Sharifi cho rằng, tầm quan trọng của Panjshir phụ thuộc vào sự kết hợp mạnh mẽ của các yếu tố. "Đó là sự kết hợp của hàng chục vị trí chiến đấu xa xôi trong thung lũng, địa hình đồi núi, và niềm tự hào to lớn mà người dân Panjshir mang trong mình”.

Người đứng đầu lực lượng chống Taliban tại thung lũng này là Ahmad Massoud, con trai của cố thủ lĩnh, người được mệnh danh là “Sư tử của thung lũng Panjshir” Ahmad Shah Massoud. Với mong muốn sẽ nối gót cha, Ahmad Massoud cho biết, lực lượng kháng chiến ở Panjshir đã tích trữ đủ vũ khí, đạn dược trong nhiều năm, vì biết rằng ngày đối diện với Taliban sẽ đến.

Tuy nhiên, rất khó đánh giá lực lượng tại Panjshir có thể trở thành mối đe dọa thực sự đối với Taliban hay không, Elisabeth Leake - Phó giáo sư lịch sử quốc tế tại Đại học Leeds, nhận định.

Tiến sĩ Antonio Giustozzi cho rằng, Massoud “có sự lôi cuốn của người cha, nhưng với tư cách là một nhà lãnh đạo quân sự thì anh ấy chưa được kiểm chứng. Massoud cần các kỹ năng để đàm phán bất kỳ thoả thuận chia sẻ quyền lực tiềm năng nào ở cấp quốc gia. Vì là người mới và không có nhiều thứ để mất, Massoud có thể đòi hỏi nhiều hơn trong các cuộc thảo luận”.

Hiểu rõ Taliban đang áp đảo về lực lượng, vũ khí sau khi chiếm lĩnh các thành phố và thị trấn lớn gần thung lũng, Ahmad Massoud đã lên tiếng kêu gọi sự trợ giúp, chủ yếu từ các nước phương Tây cung cấp vũ khí nhằm chống lại Taliban.

"Nếu Taliban tấn công, họ sẽ phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ từ chúng tôi... Chúng tôi biết rằng lực lượng và hậu cần của mình không đủ, và sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng nếu các nước phương Tây không kịp thời hỗ trợ cho chúng tôi", Massoud nói.

                               >>> Cập nhật Chiến sự ở Afghanistan 

Gia Hân

Bài toán hóc búa của Taliban sau khi thâu tóm Afghanistan

Bài toán hóc búa của Taliban sau khi thâu tóm Afghanistan

Sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban không chỉ phải đối mặt cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra trong nước, mà còn phải lo giải quyết nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

Taliban cấm người Afghanistan rời đất nước, bác bỏ gia hạn sơ tán

Taliban cấm người Afghanistan rời đất nước, bác bỏ gia hạn sơ tán

Taliban tuyên bố sẽ không cho phép người Afghanistan sơ tán nữa và cảnh báo Mỹ phải tuân thủ với hạn chót rút quân vào ngày 31/8.