Báo Anh Express dẫn thông điệp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington lo ngại luật có thể được sử dụng để "đe dọa các nước láng giềng hàng hải của Trung Quốc".

{keywords}
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc

Tháng trước, Trung Quốc đã thông qua luật mới, lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng bắn tàu nước ngoài.    

Hôm 19/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói: "Mỹ cùng với Philippines, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản và các nước khác bày tỏ quan ngại về luật hải cảnh mới ban hành của Trung Quốc. Việc cho phép hải cảnh phá hủy các cấu trúc kinh tế của các nước khác và sử dụng vũ lực để bảo vệ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp, ngụ ý mạnh mẽ rằng luật này có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc".

Theo giới phân tích, sự chỉ trích của Washington cho thấy căng thẳng Mỹ - Trung không có dấu hiệu dịu bớt sau khi ông Biden lên làm Tổng thống.

Mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cũng tuyên bố, Tokyo "thực sự lo lắng" về luật mới của Bắc Kinh vì các tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên tiến đến quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông (Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này và gọi là Điếu Ngư). Chỉ huy tuần duyên Nhật Bản Takahiro Okushima cho hay, ông sẽ không loại trừ sử dụng vũ khí trong quyền hạn của mình.

Chính sách mạnh mẽ về Biển Đông

Bình luận về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/12, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, ngoài việc bày tỏ quan ngại về đạo luật hải cảnh mới của Trung Quốc, Ned Price còn nhấn mạnh nhiều điểm rất căn bản và quan trọng.

Thứ nhất, Mỹ nêu rõ tên và khẳng định đứng cùng với Philippines, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản và các nước khác, khi bày tỏ quan ngại về đạo luật trên của Trung Quốc.

Thứ hai, Mỹ dùng từ “yêu sách biển trái luật” để chỉ các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc (trái với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế 7/2016 và Công ước Luật biển LHQ 1982).

Thứ ba, Mỹ tái khẳng định lập trường đã được nêu trong tuyên bố ngày 13/7/2020 (tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo). Đây là điều hết sức đáng chú ý, cho thấy sự thừa kế chính sách về Biển Đông mạnh mẽ từ thời chính quyền Tổng thống Trump. Ngoài ra, Mỹ cũng tái khẳng định cam kết đồng minh với Nhật Bản và Philippines. 

Nước Mỹ thời Tổng thống Biden vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông, ngay trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, trong đó có việc điều hai tàu sân bay cùng lúc hoạt động ở đây.  

Thanh Hảo

Mỹ lo ngại luật hải cảnh Trung Quốc làm leo thang tranh chấp trên biển

Mỹ lo ngại luật hải cảnh Trung Quốc làm leo thang tranh chấp trên biển

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington lo ngại việc Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới đây có thể làm leo thang các tranh chấp trên biển và được viện dẫn để khẳng định các yêu sách chủ quyền phi pháp.

'Bộ tứ' cực lực phản đối Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông

'Bộ tứ' cực lực phản đối Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông

Đại diện nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ xác nhận cực lực phản đối các nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông.