“Tôi ở Mazar-i-Sharif, khi Taliban chiếm lấy thành phố đó. Lúc đó, Taliban đã chiếm đóng thành phố trong khi toàn bộ lực lượng có trách nhiệm đảm bảo an ninh lại chạy trốn”, cô Hazara kể với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).

{keywords}
Một góc trại tị nạn của dân Afghanistan ở Pakistan. Ảnh: SCMP

“Không có điều gì giống như nó đã từng trước đây. Mọi thứ thật kinh khủng và tồi tệ với mỗi người trong chúng tôi. Gia đình tôi rơi vào nỗi tuyệt vọng và họ nói rằng khi tôi vẫn còn nơi để đi, thì tốt nhất hãy rời khỏi đất nước. Bởi vì theo luật Sharia hà khắc, không một phụ nữ nào được phép bước ra khỏi nhà để đi làm việc”, Hazara kể tiếp.

Hazara cho biết, giống như nhiều người Afghanistan khác trốn tới Pakistan, cô đã nhập cảnh vào nước này thông qua cửa khẩu Chaman. Tuy nhiên, Pakistan không cấp giấy phép tị nạn cho những người dân Afghanistan vượt biên sau thời điểm Taliban chiếm thủ đô Kabul.

“Tại Pakistan, ít nhất chúng tôi có thể nói rằng với các lý do an ninh thì bản thân được an toàn. Nhưng chúng tôi không thể nói mình có thể sống tại Pakistan. Bởi ở đây, bạn không được phép làm việc, bạn không có một công việc chính thức. Bạn không thể thừa hưởng sự bình đẳng như người dân bản địa”, Hazara kể.

“Tình hình ở trại tị nạn cũng rất tồi tệ, đây không phải là nơi để cho con người sống. Làm sao con người có thể sống trong tình hình tồi tệ thế này. Người dân tị nạn không được tiếp cận nguồn nước uống, không có điện, không có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào để sống. Họ sống trong những túp lều giống như chuồng vật nuôi của họ vậy”, Hazara nói thêm.

Theo tờ SCMP, những người dân tị nạn Afghanistan không được tiếp cận với nền giáo dục, công việc, dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng hay có tài sản riêng.

“Giờ tôi cảm thấy rất lo lắng, hay có thể nói là tuyệt vọng. Tôi cảm thấy bản thân ‘không còn sống’, bởi gia đình tôi vẫn ở Afghanistan. Và mỗi ngày tôi phải nghĩ về việc làm thế nào họ có thể sống dưới luật lệ của Taliban. Những người tị nạn như tôi cũng không thể sống ở Pakistan, bởi tôi không được công nhận như công dân ở nước này”, Hazara buồn bã nói.

Video: SCMP

Tuấn Trần

Bi kịch người Afghanistan bán con gái lấy tiền

Bi kịch người Afghanistan bán con gái lấy tiền

Trong khoảng 3 năm trở lại đây, số lượng trẻ em gái ở Afghanistan bị bán đi ngày càng nhiều, với độ tuổi ngày càng nhỏ hơn. 

Bên trong nhà tù Taliban giam những phụ nữ chạy theo tiếng gọi tình yêu

Bên trong nhà tù Taliban giam những phụ nữ chạy theo tiếng gọi tình yêu

Sống bên trong những bức tường cao và hàng rào thép gai ở một nhà tù nằm dưới sự quản lý của Taliban là những người phụ nữ có số phận đặc biệt.