Bloomberg dẫn lời một bà mẹ ở khu phố thượng lưu Upper East Side thuộc New York kể, cô đã chi trung bình tới hơn 50.000USD (gần 1,2 tỷ đồng)/con nhằm giành cho bọn trẻ một suất học tại những trường tư thục danh tiếng ở khu Manhattan. Cô cũng đồng thời đăng ký cho chúng theo học tại các trường công ở cách đó hơn 3,2km, nơi gia đình đang tạm trú để né tránh sự tấn công của dịch bệnh.

{keywords}
Một tiết học nghệ thuật tại trường tư thục Grace Church ở New York, Mỹ. Ảnh: GCS School

Bà mẹ thổ lộ rằng, cô muốn các con của mình quay trở lại học ở Manhattan, dù điều đó có thể xảy ra vào tháng 10 năm nay hay tháng 3 sang năm. Cho đến thời điểm đó, cô hy vọng bọn trẻ sẽ được học trực tuyến cùng bạn bè ở New York một lần mỗi tuần, trong khi vẫn đến học trực tiếp tại trường công ở nơi tạm trú.

Trong thế giới các trường tư thục ít ỏi ở thành phố New York, nơi học phí có thể cao tương đương một trường đại học thuộc Ivy League, quá trình bảo đảm đầu vào luôn gây căng thẳng, lo lắng cho các bậc phụ huynh. Năm nay, sau khi các biện pháp phong tỏa phòng chống dịch khiến những gia đình có điều kiện di dời tới những địa điểm an toàn hơn như Hamptons hay Florida, nhiều người vẫn trăn trở liệu họ có nên ở xa thành phố và đối mặt nguy cơ mất chỗ học cho con tại trường "điểm" hay không.

Giải pháp của họ là chi mạnh tay cho tất cả các lựa chọn. Một số gia đình nói với các nhà quản lý rằng, họ đã đặt cọc giữ chỗ không hoàn lại ở ít nhất 2 trường. Thực tế khiến các trường đối mặt với thế kẹt khi các học sinh đã được cha mẹ đăng ký giữ chỗ rốt cuộc không đến học.

Tại trường Grace Church, hệ thống giáo dục liên cấp với tổng cộng 780 học sinh từ bậc mầm non đến lớp 12 ở Greenwich, New York, nơi có mức học phí 53.330USD (gần 1,24 tỷ đồng), khoảng 4% gia đình cho biết họ không kỳ vọng con cái sẽ quay lại trường vào năm sau, dù đã đặt cọc 6.000USD (hơn 136 triệu đồng) giữ chỗ cho mỗi đứa trẻ. Theo ông George Davison, hiệu trưởng trường Grace Church, những gia đình nói trên đã được phép trả trước một phần số tiền tiền đặt cọc giữ chỗ (khoảng 15%) để đến trường học vào năm sau. Nhưng nếu các em học sinh này không nhập học vào đầu năm học mới, gia đình sẽ mất toàn bộ khoản đặt cọc.

Thông thường, các trường tư thục đòi hỏi đặt cọc giữ chỗ vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm, phụ thuộc vào khối lớp của trẻ. Năm nay, do dịch bệnh hoành hành, nhiều trường đã di dời hạn đóng tiền đăng ký tuyển sinh đến ngày 1/7. Các chuyên gia lưu ý, việc các phụ huynh chưa "chốt" chọn lựa đang trầm trọng hóa các thách thức mà những trường học này phải đối mặt. Cụ thể, những gia đình trả tiền giữ chỗ ở 2 cơ sở giáo dục cùng lúc gây rắc rối về vấn đề hậu cần đối với những nhà quản lý, vốn phụ trách việc thuê giáo viên, bố trí lớp học và lên thời khóa biểu dạy học.

Đối mặt với viễn cảnh các học sinh đã được cha mẹ đăng ký giữ chỗ rốt cuộc không đến học, một số trường buộc phải có giải pháp khác thường nhằm tránh rơi vào tình cảnh biến động. Ví dụ, trường Horace Mann ở Bronx thông báo với các bậc phụ huynh rằng, nếu muốn con vẫn còn suất học, họ phải cho bọn trẻ quay trở lại New York trong năm nay. Nếu không, họ phải đăng ký tuyển sinh lại cho con vào năm sau.

Nhiều trường, chẳng hạn như trường Dalton ở khu Upper East Side, sẽ có một tùy chọn là chỉ học trực tuyến dành cho các học sinh "đang bị hạn chế đi lại hoặc trong các tình cảnh đặc biệt".

Tuấn Anh

Trường chuyên ở Trung Quốc trăn trở giữa thần đồng và mọt sách

Trường chuyên ở Trung Quốc trăn trở giữa thần đồng và mọt sách

Nhiều đại học lớn ở Trung Quốc từng mở các khối chuyên, lớp chọn nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ. Song, sau một thời gian, họ đã chấm dứt mô hình này. 

Kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới thời Covid-19

Kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới thời Covid-19

Ngày 7/7, khoảng 10,7 triệu học sinh cuối cấp tại Trung Quốc đại lục đã bước vào kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới.