Trong xã hội Trung Quốc hiện đại, tỷ lệ ly hôn đang tăng cao nên các dịch vụ như của ông Zhu đang rất đắt khách. Vị cố vấn này tâm sự: "Tôi luôn nói rằng tư vấn hôn nhân ở Trung Quốc gần giống như điều trị ung thư giai đoạn cuối". Bởi lẽ, phần lớn khách hàng tìm đến ông đều trong tâm trạng hoàn toàn khủng hoảng. 

{keywords}
Cố vấn Zhu Shenyong (bên trái) tư vấn cho một kháng hàng.

"Chỉ số ít đang cân nhắc ly hôn nhưng muốn nhận lời khuyên xem đó có phải điều nên làm hay không", người đàn ông 44 tuổi nói. 

Đầu năm nay, ông Zhu đã trở nên nổi tiếng sau khi tuyên bố ông kiếm được một triệu Nhân dân tệ mỗi năm nhờ nghề tư vấn hôn nhân. Mỗi lần ông lên sóng trực tuyến nói về chủ đề "tránh những vụ ly hôn không cần thiết", luôn có khoảng 500 người chờ xem. Nhưng vì ông cũng là một người theo chủ nghĩa hiện thực nên Zhu Shenyong luôn nỗ lực giúp các cặp vợ chồng tìm được giải pháp nhẹ nhàng nhất khi mối quan hệ tan vỡ, tránh gây tổn thương cho con cái của họ.

Số liệu chính thức cho hay số vụ ly dị thông qua chính quyền tại Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 8,6 triệu vào năm 2020 – gần gấp đôi năm 2019 và là lần đầu tiên lấn áp số lượng người đăng ký kết hôn.

Sau nhiều thập kỷ theo đuổi "chính sách một con", Trung Quốc đang đối mặt với sự mất cân bằng về giới tính trầm trọng với số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới 30 triệu người. Cùng với tỷ lệ sinh chạm đáy, một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang dần hiện rõ.

Áp lực phải kết hôn sớm từ phía gia đình, sự cạnh tranh gay gắt của cuộc sống đô thị, giá nhà tăng chóng mặt, nghĩa vụ chăm sóc con cái cùng với tình trạng thiếu biện pháp hỗ trợ nghề nghiệp cho các bà mẹ… tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt hôn nhân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ ưu tiên quyền tự do cá nhân. 

Cố vấn Zhu nói: "Nhìn từ khía cạnh tích cực, ly hôn là biểu hiện của xã hội văn minh và sự thức tỉnh của phụ nữ". Ông cho biết vấn đề ngoại tình và tiền bạc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn.

Với việc tỷ lệ sinh sụt giảm mạnh, tạp chí The Lancet mới đây dự đoán dân só Trung Quốc có thể giảm 1/2 vào năm 2100, xếp sau Ấn Độ và Nigeria. Điều này khiến chính phủ lo ngại, ra sức khuyến khích công dân kết hôn và duy trì cuộc hôn nhân. 

Năm ngoái, giới lập pháp đã đặt ra thời hạn hạ nhiệt 30 ngày bắt buộc đối với việc ly hôn theo sự đồng thuận của đôi bên, vốn từng có thể được giải quyết trong vòng 1 ngày. Mục đích nhằm ngăn chặn các cuộc ly hôn do bốc đồng. Tuy nhiên, những nhà hoạt động lo ngại ngại rằng quy định này đang chôn vùi người phụ nữ trong các cuộc hôn nhân bị lạm dụng vì nó có thể kéo dài vô thời hạn nếu một bên từ chối ly hôn.

Wang Youbai, luật sư về hôn nhân tại Quảng Châu, cho rằng: "Giai đoạn hạ nhiệt đã trở thành 'thời kỳ lạm dụng ly hôn', hoàn toàn đi lệch với mục đích ban đầu của nó".

"Thật vô cùng bất công cho những người bị bạo lực gia đình, những người đang mong muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc của họ", luật sư hôn Yi Yi ở Bắc Kinh cho biết. Phương pháp ly hôn bằng cách kiện ra tòa, thường mất từ một đến hai năm, lại tốn chi phí hơn.

Nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đã triển khai hoạt động tư vấn do nhà nước tổ chức cho hàng chục nghìn cặp vợ chồng, bao gồm cả những cặp đôi mới cưới và những đôi đang trên đà tan vỡ. Ở trung tâm Vũ Hán, chính quyền thành phố cho rằng "giai đoạn hạ nhiệt" đã giải cứu gần 2/3 số cuộc hôn nhân của 3.096 cặp vợ chồng nộp đơn ly hôn chỉ trong tháng 1. Các cố vấn hôn nhân cũng có mặt tại tất cả các văn phòng đăng ký kết hôn ở Bắc Kinh.

Nhưng đối với Wallace, một công chức 36 tuổi, các buổi hòa giải bắt buộc không thể thay đổi tiến trình ly hôn của anh ta. Một tòa án ở Thượng Hải đã quyết định giải quyết ly hôn cho vợ chồng vào giữa năm 2020, sau quãng thời gian dài trì hoãn vì đại dịch. Cuộc hôn nhân kéo dài 3 năm của Wallace đã kết thúc, mà theo anh là bị đổ vỡ do sự can thiệp từ hai bên nội ngoại. Anh nói: "Đối với những người thực sự muốn ly hôn, hòa giải chỉ mang tính hình thức".

Wallace nằm trong một bộ phận ngày càng đông của thế hệ trẻ ở Trung Quốc bị vỡ mộng về hôn nhân. Nhiều người bạn của anh ấy lo lắng về việc tiến tới hôn nhân, và sau đó là thoát khỏi chúng. Một số kết hôn chỉ như sự thỏa hiệp, mà không cần xem xét liệu họ có thể chịu đựng được những điểm yếu của bạn đời hay không.

Wallace bây giờ ví hôn nhân như một cuộc cá cược đầy rủi ro. "Nếu biết có 50% khả năng thất bại, bạn vẫn muốn liều chứ?", anh ấy nói.

Những nỗi áp lực vẫn tồn tại, đặc biệt là đối với phụ nữ, liên quan đến chuyện lập gia đình sớm và sinh con sớm. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc từ chối "nhượng bộ" khiến tỷ lệ đăng ký kết hôn năm 2020 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ.

Còn đối với Vivien, 31 tuổi, người đã kết hôn sau cuộc tình đầy sóng gió, ly hôn không phải là điều gì đó đáng sợ mà là một con đường hướng tới sự giải thoát.

"Những người lớn tuổi suy nghĩ là: ly hôn có nghĩa là không còn ai cần đến bạn nữa... nhưng thế hệ của tôi nghĩ rằng đó chỉ là một lựa chọn cá nhân. Chúng tôi không nghĩ đó là điều đáng xấu hổ, mà ngược lại, tôi rất ngưỡng mộ những người ly hôn êm đẹp", cô gái chia sẻ. 

Theo Báo Tin tức

Cận cảnh kẻ buôn người đưa trẻ em trèo tường vượt biên vào Mỹ

Cận cảnh kẻ buôn người đưa trẻ em trèo tường vượt biên vào Mỹ

Một video được công bố hôm 31/3 của một quan chức thuộc Cơ quan Tuần tra Biên giới Mỹ cho thấy, những kẻ buôn người đang lén lút thả hai em nhỏ qua tường rào biên giới.

Bị đàn ong 15.000 con 'viếng thăm' khi vừa bước vào ô tô

Bị đàn ong 15.000 con 'viếng thăm' khi vừa bước vào ô tô

Một người đàn ông đã phát hiện hàng chục nghìn "vị khách không mời mà đến" ngay trong ô tô của mình chỉ sau 10 phút vào siêu thị mua sắm.