Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng nỗi ám ảnh về sắc đẹp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các cô gái trẻ. Đó là sự áp đặt những tiêu chuẩn cứng nhắc về sắc đẹp, điều mà phần lớn phụ nữ Philippines thực tế đều không đạt được.

Chú thích ảnh

Phần thi trang phục dân tộc diễn ra sôi nổi vào tối 9/6. Ảnh: SCMP

Cuộc thi sắc đẹp Binibining Pilipinas (BB Pilipinas) đang bước vào thời điểm quyết định. Nhiều người hâm mộ từ khắp nơi kéo về khán phòng Araneta với mong muốn tham dự sự kiện được coi là niềm kiêu hãnh của đất nước này.

BB Pilipinas là cuộc thi hoa hậu lớn nhất Philippines kéo dài nhiều tháng. Kết quả, 6 trong số 40 thí sinh xuất sắc nhất sẽ được trao vương miện và được chọn làm đại diện Philippines tại 6 đấu trường sắc đẹp quốc tế khác nhau, trong đó có Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới và Hoa hậu Quốc tế.

Vòng bán kết đêm 9/6 vừa qua là phần thi trình diễn trang phục dân tộc trong bầu không khí sôi động xung quanh là những tiếng hò reo cổ vũ, tiếng kèn trumpet náo nhiệt. Mỗi thí sinh đều có đội cổ vũ của riêng mình, có thể nhận diện bằng áo phông và những tấm biểu ngữ khổng lồ đi kèm với chân dung các cô gái. Các thí sinh bước lên đấu trường nhan sắc Araneta với những bộ trang phục lộng lẫy và khuôn mặt xinh đẹp rạng ngời.

Chú thích ảnh

Vẻ đẹp khác biệt của các thí sinh dự thi hoa hậu Philippines. Ảnh: SCMP

“Chúng tôi trình diễn sắc đẹp theo cách của mình”

Cô Nathalie Africa Verceles, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ và Giới tính tại Đại học Philippines, cho biết cô nhận thấy sự mê hoặc từ những cuộc thi sắc đẹp của người Philippines. Vẻ đẹp của phụ nữ Philippines có nguồn gốc từ người Tây Ban Nha và mang nét truyền thống Công giáo sâu sắc, không quên đề cập Venezuela là một cường quốc sắc đẹp đỉnh cao trước khi Philippines trỗi dậy.

“Điều này bắt nguồn từ bối cảnh lịch sử tôn giáo chung. Các cuộc diễu hành tại Santacruzan diễn ra tại các thị trấn và những ngôi làng xung quanh Philippines từ những năm 1800 giống như lễ hội trình diễn những người phụ nữ trẻ đẹp nhất của thị trấn. Chúng tôi đã phô diễn những người phụ nữ đẹp của mình theo cách đó”.

Chú thích ảnh

Thí sinh chuẩn bị đồ trang điểm trước khi thi. Ảnh: SCMP

Tuy nhiên, những cuộc thi tại quốc gia này phổ biến và vì thế nỗi ám ảnh về sắc đẹp dường như ngày càng tăng lên.

Ông Rodgil Flores là người điều hành một trung tâm đào tạo các nữ hoàng sắc đẹp ở Philippines có kinh nghiệm 23 năm. Ông luôn tự hào về thành công của Philippines tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế và những đóng góp mà ông ấy mang lại.

Trong số 40 thí sinh dự thi Binibining Pilipinas năm nay, có đến 17 cô gái được Flores đào tạo. Flores đã bỏ lại sự nghiệp trở thành một kỹ sư hóa học để theo đuổi đam mê của mình.

Chú thích ảnh

Thí sinh được học cách đi catwalk, luyện tập các bài diễn tài năng. Ảnh: SCMP

“Tôi đào tạo các cô gái đẹp đến từ khắp nơi Philippines với những câu chuyện và hoàn cảnh khác nhau. Nhưng họ đều đến đây với mục tiêu chung đó chính là lọt vào vòng chung kết quốc gia, trở thành ‘nữ hoàng’ đại diện cho Philippines tại các đấu trường nhan sắc quốc tế.

Để trở thành hoa hậu, bạn không chỉ cần đẹp hình thể mà bạn cũng phải có vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn. Trước tiên và quan trọng nhất, chúng tôi dạy các thí sinh về lập trường đúng đắn… Chúng tôi cũng rèn kỷ luật cho các người đẹp và tất nhiên cùng với đó là trách nhiệm”, ông Flores giải thích.

Phá vỡ định kiến về sắc đẹp

Năm 2017, cô Karen Ibasco, 28 tuổi đã tham gia cuộc thi BB Pilipinas, giành được 1 trong 6 chiếc vương miện, đại diện Philippines tham dự cuộc thi Miss Earth và giành được chiến thắng. Ibasco lớn lên ở Manila và mang trong mình một nửa dòng máu Trung Quốc.

Trước khi trở thành thí sinh dự thi hoa hậu, cô từng học ngành vật lý y tế tại Đại học Santo Tomas và nghiên cứu về xạ trị cho bệnh nhân ung thư. “Tôi muốn phá vỡ định kiến về những nữ hoàng sắc đẹp”, cô nói.

Chú thích ảnh
 

“Tôi không trưởng thành từ các cuộc thi sắc đẹp. Tôi chưa từng mơ ước trở thành một hoa hậu. Cha mẹ tôi trước đây luôn phản đối tôi tham gia… nhưng ngày nay các cuộc thi sắc đẹp đã phổ biến hơn làm bố mẹ tôi thay đổi suy nghĩ. Họ nói tôi có thể thử. Và tôi ở đây ngày hôm nay.”

Trong khi đó, Noelle Uy-Tuazon, một thực tập sinh khác tại trung tâm của ông Flores, sinh ra ở Manila nhưng sang Mỹ khi 12 tuổi, cô đã có được tấm bằng nhân loại học trước khi trở về Philippines vào 3 năm trước. “Một số người bạn nói rằng tôi nên tham gia vào cuộc thi hoa hậu. Nhưng tôi không phải là kiểu người thích trang điểm hay những gì lộng lẫy. Tôi là kiểu người có thể sống trong rừng 3 tháng để nghiên cứu văn hóa Maya. Mẹ tôi là người đã đưa tôi đến với cuộc thi này.”

Với sự quan tâm đến việc bảo tồn đại dương và sắc đẹp của mình, Uy-Tuazon đã trở thành hoa hậu Scuba Philippines 2018 trước khi giành ngôi vị Á hậu 2 tại cuộc thi quốc tế và là đại sứ của Bộ tài nguyên và Môi trường Boracay.

“Tôi mong muốn mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về hoa hậu. Tôi vẫn tin rằng tính cách của con người thuộc về bản chất. Bạn cũng có thể thay đổi được cả một nền văn hóa chỉ sau một đêm”.

Theo Baotintuc