Chernobyl – thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại – đã khiến 100.000 người dân buộc phải rời khỏi tổ ấm của mình vào năm 1986. Tuy nhiên, ước tính khoảng từ 150 đến 300 người đã từ chối rời khỏi vùng đất thấm đẫm phóng xạ nơi họ sinh sống.

{keywords}
Một người dân vẫn đang sống trong vùng đất nhiễm phóng xạ

Trong những năm gần đây, Robyn Von Swank, nhiếp ảnh gia người Canada, đã liều lĩnh đi vào khu vực cách ly có bán kính 30km để thu thập tư liệu về những gì còn lại sau vụ thảm họa. Trong quá trình này, cô đã bắt gặp những gia đình đang sống trong vùng đất cho đến nay vẫn được coi là không phù hợp cho sự sống con người.

Thảm họa bắt đầu vào ngày 26/4/1986, khi các công nhân nhà máy hạt nhân phát hiện ra các chỉ số trên bảng điều khiển cho thấy một vụ rò rỉ cực lớn đang cận kề. Chất phóng xạ sau đó đã bắn thẳng lên trời, khi lò phản ứng vỡ vụn và bắt lửa, biến tất cả thành hỏa ngục. Vụ nổ đã phóng ra lượng phóng xạ gấp 100 lần các quả bom hạt nhân được thả xuống Nhật Bản.

{keywords}
Bên trong căn nhà của một trong những người dân từ chối rời khỏi vùng cách ly

Robyn đã đến thăm nhà một số người dân địa phương – hầu hết trong số họ đã quá 80 tuổi. Cô được mời vào nhà và mời ăn các món truyền thống của Ukraina. “Người dân rất thân thiện và ấm áp, và rất cởi mở về quá khứ của họ”, Robyn nói với trang Mail Online. “Một số người đã bật khóc khi nói về vụ tai nạn, vì họ là những người đã bị ảnh hưởng trực tiếp”.

{keywords}
Một người dân đưa Robyn đi thăm quan ngôi nhà
{keywords}
Robyn cho biết người dân nơi đây rất ấm áp và thân thiện

Bất chấp các cảnh báo, nhiều gia đình hiện vẫn đang chuyển lại về khu vực. 

{keywords}
Nhiều người dân không lo lắng về các cảnh báo phóng xạ trong vùng cách ly

Các bức ảnh đáng kinh ngạc của Robyn cho thấy những người dân già cả trong các ngôi nhà gỗ đơn sơ của mình, mặc nhiều lớp áo để giữ ấm trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Trong nhà chủ yếu là những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống.

{keywords}
Robyn được nhiều người dân mời vào nhà

Sau vụ nổ năm 1986, ngọn lửa đã tiếp tục phát ra phóng xạ trong vòng 10 ngày – với hậu quả được cảm nhận ở cả Hy Lạp và Anh, trong khi các đám mây phóng xạ di chuyển quanh châu Âu và các trận mưa độc hại phá hoại mùa màng và vật nuôi ở Belarus. Rất nhiều sinh vật đã được tìm thấy với sự biến đổi gien – một số có thêm các chi thừa, hay những con chim nhạn có mỏ bị biến dạng và não nhỏ hơn bình thường.

{keywords}
Hầu hết người dân còn sống trong vùng cách ly đều đã trên 80 tuổi
{keywords}
Các ngôi nhà đều rất giản dị và được làm bằng gỗ
{keywords}
Gần đây, nhiều nhà đã chuyển đến gần Chernobyl, bất chấp các cảnh báo phóng xạ
{keywords}
Cuộc sống khá khó khăn khi có rất ít các tiện ích và dịch vụ công cộng ở khu vực
{keywords}
Robyn được mời ăn các món ăn truyền thống địa phương trong chuyến viếng thăm 

Giờ đây, vùng cách ly là nơi có nhiều sói nhất thế giới. Khi khám phá thị trấn bị bỏ hoang này, Robyn đã để ý thấy những dấu chân phía sau, là của một đàn sói đã đi theo cô.

“May mắn là lũ săn mồi này đã có quá đủ con mồi để ăn thịt”, cô giải thích, “bởi vì khu vực này đang tiếp tục nảy nở như một khu rừng đa dạng sinh học, nơi các loài động vật không còn lo bị giết hại bởi con người nữa”.

Anh Thư