"Con đường phía trước là đoàn kết: đoàn kết ở cấp độ quốc gia, và đoàn kết ở cấp độ toàn cầu", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại cuộc họp báo tháng 4/2020.

Một năm trôi qua nhanh chóng và những cảnh tượng khủng khiếp ở Ấn Độ, nơi các bệnh viện quá tải bệnh nhân Covid-19 và hàng nghìn người chờ chết vì thiếu oxy cho thấy những cảnh báo như trên không hề được coi trọng.    

{keywords}
Covid-19 đang gây đau thương cho nhiều người ở Ấn Độ trong làn sóng thứ 2. Ảnh: Reuters

Ấn Độ không phải là điểm nóng Covid-19 duy nhất trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ đã bước vào đợt phong tỏa toàn quốc lần đầu tiên hôm thứ Năm tuần trước (29/4), một bước đi không mong muốn vì tỷ lệ lây nhiễm ở mức cao nhất châu Âu.

Từ đầu tuần trước, Iran ghi nhận số ca tử vong hàng ngày chưa từng có, với nhiều thị trấn và thành phố buộc phải phong tỏa một phần để ngăn virus lây lan. Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo đang hứng chịu làm sóng dịch thứ 4.    

Bức tranh trên toàn Nam Mỹ cũng rất ảm đạm. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Brazil tiếp tục có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới tính theo dân số. Đến nay, nước này có hơn 14,5 triệu ca nhiễm và gần 400.000 ca tử vong. 

Một số quốc gia đã phải lên tiếng xin trợ giúp. Những ngày gần đây, một loạt nước đã gửi máy tạo oxy, máy thở cùng nhiều loại vật tư y tế khác đến Ấn Độ. Tuy nhiên, một phản ứng toàn cầu được phối hợp như kêu gọi của Tổng giám đốc WHO cách đây một năm – được lặp lại nhiều lần bởi chính WHO và nhiều tổ chức y tế toàn cầu vẫn chưa đạt được.   

Trong khi một số nước phương Tây đang hướng tới cuộc sống bình thường trong những tuần tới, bức tranh Covid-19 toàn cầu vẫn rất thê thảm. WHO thông báo số ca nhiễm trên thế giới đã tăng tuần thứ 9 liên tiếp, và số ca tử vong tăng tuần thứ 6 liên tiếp.

"Nói cụ thể, số ca nhiễm trên toàn cầu tuần trước gần bằng số ca nhiễm 5 tháng đầu tiên của đại dịch cộng lại", ông Tedros nói.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Mất cân bằng phân phối vắc-xin

COVAX – sáng kiến chia sẻ vắc-xin toàn cầu cung cấp các liều miễn phí hoặc giảm giá cho những nước có thu nhập thấp – vẫn là cơ hội tốt nhất để hầu hết mọi người được tiêm ngừa Covid-19, từ đó có thể giúp kiểm soát đại dịch. Tuy nhiên, COVAX phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của Ấn Độ, thông qua Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – nơi sản xuất vắc-xin AstraZeneca vốn là nền tảng của sáng kiến này. 

Ấn Độ đã hứa cung cấp 200 triệu liều trong khuôn khổ COVAX, với các lựa chọn lên đến hơn 900 triệu liều nữa, sẽ được phân phối cho 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Thế nhưng, tình hình xấu đi nhanh chóng ở chính quốc gia tỷ dân này đã khiến New Delhi chuyển trọng tâm từ COVAX sang ưu tiên cho người dân trong nước.  

Trong khi đó, các nước phương Tây bị chỉ trích vì tích trữ vắc-xin. Một số nước, trong đó có Mỹ, Canada và Anh, đã đặt hàng vắc-xin nhiều hơn mức cần đến. 

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, hôm 28/4, nói rằng nước ông – đang tiêm cho những người khỏe mạnh ở độ tuổi 40, đã cung cấp ít nhất một liều cho những công dân lớn tuổi và dễ bị tổn thương – hiện nay không dư vắc-xin để gửi cho Ấn Độ. London cho biết sẽ chia sẽ vắc-xin thừa ở giai đoạn sau.   

Tại Mỹ, dữ liệu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố ngày 30/4 cho thấy mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều đủ điều kiện tiêm vắc-xin và 30% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Trước đó, Nhà Trắng thông báo sẽ tài trợ cho Ấn Độ 60 triệu liều AstraZeneca trong những tháng tới sau khi tiến hành đánh giá an toàn.  

Trong khi đó, ở Israel, hơn một nửa tổng dân số đã nhận được ít nhất một liều vắc-xin ngừa Covid-19 và nước này đang nới lỏng các hạn chế.  

Tính đến đầu tháng 4, chỉ 0,2% trong số hơn 700 triệu liều vắc-xin được tiêm trên toàn cầu tập trung ở các nước thu nhập thấp, trong khi các quốc gia có thu nhập cao và trên trung bình chiếm hơn 87% số liều, theo ông Tedros.

Ở các nước thu nhập thấp, cứ 500 người thì chỉ có 1 người đã được tiêm ngừa Covid-19, trong khi ở các nước thu nhập cao, tỷ lệ được tiêm là 1/4. Tổng giám đốc WHO miêu tả sự tương phản này là "mất cân bằng gây sốc".

{keywords}
Hầu hết các thành phố của Ấn Độ đều xảy ra tình trạng thiếu vắc-xin ngừa Covid-19. Ảnh: AP

"Giải pháp toàn cầu thực sự duy nhất'

Là một sáng kiến được dẫn đầu bởi WHO, Liên minh Vắc-xin - được gọi là Gavi - và Liên minh Đổi mới chuẩn bị sẵn sàng cho dịch bệnh, COVAX được xác định là "giải pháp toàn cầu thực sự duy nhất" cho đại dịch, bằng cách đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng trên toàn cầu với các loại vắc-xin ngừa Covid-19.  

Mục tiêu ban đầu là có 2 tỷ liều vắc-xin vào cuối năm 2021, đủ bảo vệ cho những người dễ bị tổn thương và các nhân viên y tế tuyến đầu ở những nước thành viên.

Tuy nhiên, do các nước giàu tích trữ vắc-xin và các nguồn cung bị gián đoạn, COVAX đã phải vật lộn để theo kịp tiến độ phân phối.  

Lô vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên được COVAX giao là cho Ghana ngày 24/2. Đến nay, sáng kiến này mới chỉ vận chuyện 49,5 triệu liều tới 121 quốc gia – quá ít so với kế hoạch ban đầu là phân phối 100 triệu liều vào cuối tháng 3.

Thực tế này bộc lộ những trở ngại đối với một phản ứng toàn cầu có phối hợp, vì các nước riêng rẽ đều ưu tiên lợi ích của mình, theo CNN.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.


Thanh Hảo

Giới khoa học Ấn Độ cảnh báo về sóng thần Covid-19, không ai lắng nghe

Giới khoa học Ấn Độ cảnh báo về sóng thần Covid-19, không ai lắng nghe

Các nhà khoa học Ấn Độ từng lên tiếng về một biến thể virus mới gây Covid-19 đang lan truyền khắp nước này nhưng cảnh báo của họ bị phớt lờ giữa làn sóng lây nhiễm dâng cao.

Phát hiện đột biến Covid-19 'né' miễn dịch, Australia cấm người từ Ấn Độ về

Phát hiện đột biến Covid-19 'né' miễn dịch, Australia cấm người từ Ấn Độ về

Giới khoa học Ấn Độ mới đây đã phát hiện một số đột biến trong các mẫu virus corona được nghiên cứu có khả năng né phản ứng miễn dịch của cơ thể người.