Chiếc vòng gai này được cho là Chúa Giê-su đã đội trên đầu trước khi bị đóng đinh trên thập giá. Chiếc vòng là một trong những công vụ được những kẻ bắt giữ Chúa sử dụng để gây đau đớn và chế nhạo uy quyền của Ngài. Nó được nhắc đến trong ba cuốn Phúc âm trong Kinh Thánh Tân ước: Matthew, Mark và John.

{keywords}
Chiếc vòng mạo gai xuất hiện trong bức tranh "Chúa mang Thập Giá" của họa sĩ El Greco vẽ năm 1580

Chiếc vòng mạo gai được đặt ở gian cuối của nhà thờ. Thông thường, khách viếng thăm sẽ không dễ dàng chiêm ngưỡng được thánh tích thiêng liêng này.

Vào thứ sáu đầu tiên của mỗi tháng và tất cả các ngày thứ sáu trong Mùa Chay (6 tuần trước lễ Phục Sinh), chiếc vòng sẽ được đưa ra trong các buổi lễ để các tín hữu được chiêm ngưỡng và tôn thờ.

Thánh tích này đầu tiên được tìm thấy ở thánh địa Jerusalem, được mang đến Pháp vào thế kỉ thứ 13. Trước khi được chuyển vào nhà thờ Đức Bà, nó được đặt trong nhà thờ Sainte-Chapelle ở gần đó – nơi mà vua Louis IX đã xây dựng chỉ để đặt thánh tích này.

{keywords}
Chiếc vòng mạo gai là một trong những thánh tích về cuộc khổ nạn của Chúa Giê-Su.

Không ai có thể khẳng định chắc chắn về tính xác thực của chiếc vòng mạo gai này. Tuy nhiên, lịch sử của nó được ghi lại trong các tài liệu kể từ thế kỉ thứ 4 tới nay.

Khoảng 13 triệu người mỗi năm đến thăm Nhà Thờ Đức Bà để chiêm ngưỡng thánh tích thiêng liêng này. Rất hiếm khi nó rời khỏi Nhà Thờ.

Chiếc vòng gai này là một trong ba cổ vật thánh thiêng tọa lạc trong Nhà Thờ Đức Bà. Ngoài chiếc vòng còn có một phần của cây Thập giá đích thực (True Cross) nơi chúa Giê-Su bị đóng đinh và một trong ba chiếc Đinh thánh (Holy Nails) được dùng để xử tử Chúa Giê-Su trên thập giá.

{keywords}
Một trong ba chiếc Đinh thánh được đặt trong Nhà Thờ Đức Bà

Thông tin từ chính quyền Paris cho biết, các cổ vật quan trọng nhất đều đã được ưu tiên giải cứu ra khỏi đám cháy. Tuy chưa có xác nhận chính thức, tín hữu trên toàn thế giới có lẽ đều đang cầu nguyện rằng điều đó đồng nghĩa với việc các thánh tích vô giá này đã được bảo toàn nguyên vẹn.

Hạnh Nguyễn