{keywords}
 Bệnh nhân mắc Covid-19 được người nhà chăm sóc. Ảnh: Reuters

 

Khó thở, sốt và không có thêm oxy để kéo dài sự sống, các bệnh nhân nhiễm virus corona mới tại một bệnh viện gần biên giới Myanmar-Ấn Độ đã nêu bật mối đe doạ mà hệ thống y tế Myanmar đang phải đối mặt sau khi nó đã gần như sụp đổ kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 2.

Theo Reuters, tại bệnh viện Cikha, y tá trưởng Lun Za En chỉ có một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và một trợ lý dược sĩ giúp cô chăm sóc 7 bệnh nhân mắc Covid-19 cả ngày lẫn đêm. Hầu hết những việc họ có thể làm chỉ là đưa ra những lời tử tế và thuốc paracetamol.

“Chúng tôi không có đủ oxy, thiết bị y tế, điện, bác sĩ hay xe cấp cứu”, Lun Za En, 45 tuổi, nói với Reuters từ thành phố có hơn 10.000 dân. “Chúng tôi đang hoạt động với 3 người thay vì 11”.

Chiến dịch chống Covid-19 tại Myanmar được thành lập cùng với phần còn lại của hệ thống y tế nước này sau khi quân đội lên nắm quyền vào đầu tháng 2. Các dịch vụ tại bệnh viện công đã sụp đổ sau khi hàng loạt y tá và bác sĩ tham gia cuộc đình công để phản đối chế độ quân sự.

{keywords}
Bệnh nhân Covid-19 tại Cikha. Ảnh: Reuters

Một nhân viên làm tại một trung tâm cách ly Covid-19 tại thành phố Yangon cho biết, tất cả các nhân viên y tế ở đó đã tham gia Phong trào Bất tuân dân sự. “Rồi sau đó, chúng tôi không nhận thêm bệnh nhân mắc Covid-19 nào nữa vì các trung tâm xét nghiệm Covid-19 không có nhân viên nào làm việc”.

Một tuần trước khi chính biến xảy ra, các xét nghiệm Covid-19 ở Myanmar đạt trung bình hơn 17.000 lượt một ngày. Con số này đã giảm xuống dưới 1.200 lượt một ngày trong 7 ngày.

Luis Sfeir-Younis, quản lý chiến dịch Covid-19 của Myanmar cho Hội chữ thập đỏ quốc tế và Hội Trăng lưỡi liềm đỏ cho biết: “Tình trạng chữa trị và tiêm chủng rất hạn chế ở Myanmar rất đáng lo ngại vì nhiều mạng sống bị đe doạ bởi các biến thể mới, nguy hiểm hơn đang lây lan”.

Y tá trưởng Lu Za En cho hay, đã có 24 ca nhiễm được nhận diện ở Cikha. Bảy ca trong số này nghiêm trọng tới mức phải nhập viện, đây là dấu hiệu cho thấy rất ít trường hợp có khả năng được phát hiện. Lệnh ở trong nhà hiện đã được ban bố ở hầu hết bang Chin, nơi Cikha toạ lạc.

Lun Za En nói, bệnh viện của cô đã làm những gì tốt nhất có thể với máy phun sương, loại máy biến chất lỏng thành sương mù, giúp giảm khó thở. Một số bệnh nhân có máy tạo oxy nhưng chỉ có thể dùng 2h một ngày khi thành phố có điện.

Lun Za En nói, cô quyết định không tham gia đình công vì không muốn bỏ rơi những người nhiễm bệnh. “Quân đội sẽ không chăm sóc bệnh nhân của chúng tôi”.

Trên khắp Myanmar, một số bác sỹ đã lập các phòng khám ngầm để giúp bệnh nhân. Khi các tình nguyện viên của Hội chữ thập đỏ thành lập 3 phong khám ở các khu vực lân cận Yangoon, họ mau chóng tiếp đón hàng chục bệnh nhân.

Hiện, dù các bệnh viện quân đội đã mở cửa cho công chúng, song nhiều người vẫn sợ không vào.

Hoài Linh

Bức ảnh lột tả thảm cảnh gây sốc vì Covid-19 ở Ấn Độ

Bức ảnh lột tả thảm cảnh gây sốc vì Covid-19 ở Ấn Độ

Bức ảnh chụp người mẹ ngồi bất động cạnh xác con trai vừa tử vong vì Covid-19 trên xe kéo điện, ở giữa con phố đông đúc tại thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đã gây chấn động dư luận.

 

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.