Theo trang tin của BBC, sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành nước thứ 2, sau Mỹ, vận hành thành công một thiết bị thám hiểm từ xa trên bề mặt Sao Hỏa, và là quốc gia đầu tiên tự phóng vào quỹ đạo, hạ cánh và vận hành thành công thiết bị thám hiểm ngay trong chuyến đi đầu tiên đến hành tinh này.

Tàu thám hiểm Chúc Dung, được đặt theo tên vị hỏa thần trong thần thoại Trung Hoa, đã lăn bánh từ khoang hạ cánh của thiết bị qua thang nối và tiếp xúc an toàn với bề mặt hành tinh lúc 10 giờ 40 phút sáng (giờ Bắc Kinh) hôm 22/5, theo thông tin từ tài khoản chính thức của con tàu này trên mạng xã hội Trung Quốc.

{keywords}
Hình ảnh từ tàu thám hiểm Chúc Dung trên Sao Hỏa được Cơ quan vũ trụ Trung Quốc công bố hôm 19/5

Với cân nặng khoảng 240kg và chạy bằng năng lượng mặt trời, Chúc Dung mang theo 6 công cụ khoa học bao gồm một máy ảnh địa hình độ phân giải cao, và sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu địa chất và khí quyển trên Sao Hỏa. Bên cạnh đó, con tàu còn có nhiệm vụ tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống, như dấu tích các nguồn nước và băng, bằng cách sử dụng một radar xuyên lòng đất trong suốt 90 ngày khám phá bề mặt của hành tinh này.

Chúc Dung được phóng từ Tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 của Trung Quốc vào quỹ đạo Sao Hỏa hồi tháng 2 vừa qua. Đến ngày 15/5, khoang hạ cánh chở theo con tàu đã tách khỏi Thiên Vấn-1 và đổ bộ xuống một vùng bề mặt bằng phẳng trên Sao Hỏa.

Những hình ảnh đầu tiên được chụp bởi tàu thám hiểm này trên bề mặt Sao Hỏa đã được cơ quan vũ trụ Trung Quốc công bố hôm 19/5.

Việt Anh

Phát hiện bất ngờ về khả năng truyền âm thanh trên Sao Hỏa

Phát hiện bất ngờ về khả năng truyền âm thanh trên Sao Hỏa

Tàu thăm dò Perseverance của NASA lần đầu tiên ghi lại được tiếng vù vù tầm thấp của trực thăng Ingenuity khi những chiếc cánh quạt nhỏ xíu của thiết bị này bay trong bầu khí quyển loãng của Sao Hỏa.

Trực thăng của NASA lần đầu cất cánh trên Sao Hỏa

Trực thăng của NASA lần đầu cất cánh trên Sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng thành công chiếc trực thăng đầu tiên trên Sao Hỏa vào ngày 19/4.