Sau một trận mưa to kéo dài 10 ngày và động đất nhẹ, vào sáng ngày 17/2 năm đó, dốc núi cao 450m ở làng Guinsaugon thuộc thị trấn Saint Bernard, trung tâm đảo Leyte, đã sụt lún và lở ập xuống, nuốt trọn ngôi làng phía dưới.

{keywords}
Hiện trường vụ lở đất Guinsaugon (Ảnh: AP)

Hơn 1.100 người đã chết, 500 ngôi nhà và một ngôi trường đang trong giờ học bị chôn vùi.

Thị trưởng Rosette Lerias khi đó cho biết ngôi trường có 246 học sinh và 7 giáo viên; chỉ một trẻ nhỏ và một người lớn được cứu. Khoảng 80 phụ nữ tham gia lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Hội Y tế Phụ nữ Guinsaugon cũng thiệt mạng.

{keywords}
Ảnh: AP

Có tới 10 trận lở đất nhỏ hơn đã xảy ra trong tuần trước đó ở địa phương, nhưng Guinsaugon là cộng đồng phải hứng chịu nặng nề nhất.

Các nhóm cứu hộ, gồm cả lực lượng quân sự, đã nỗ lực tìm kiếm nạn nhân ở những vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn do mưa lớn, bùn ngập tới ngực, đường sá bị vùi lấp và cầu cống gãy sập, trong khi không có đủ các trang thiết bị cần thiết.

{keywords}
Ảnh: AP

Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo đã có bài phát biểu trên truyền hình, tuyên bố "sự giúp đỡ đang đến" với vùng bị nạn. Nhiều tàu chiến và tuần tra biển của Philippines cũng được huy động.

{keywords}
Ảnh: AP

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Philippines Richard J Gordon đang ở Geneva dự cuộc họp của Hội chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế đã kêu gọi quốc tế trợ giúp. Ông lập tức quyên được 1,5 triệu USD giúp cho các nạn nhân, dùng vào mua lều bạt, chăn màn, dụng cụ nấu nướng, vật liệu dựng nhà tạm thời, viên lọc nước và thuốc.

Một máy bay cứu trợ đã được cử tới khu vực, mang theo nhiều vật dụng khẩn cấp như ủng cao su, dây thừng, quần áo, dược phẩm...

{keywords}
Ảnh: AP
{keywords}
Ảnh: AP

Mỹ cử ba tàu hải quân gồm USS Curtis Wilbur, USS Essex và USS Harpers Ferry cùng Đơn vị Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 31 tới khu vực để tham gia cứu nạn. Bên cạnh đó, Washington còn tặng các thiết bị cứu hộ thảm họa trị giá 100.000USD cho Hội Chữ Thập đỏ Philippines, trong khi Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ trao các mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm trị giá 560.000USD.

{keywords}
Ảnh: AP

Ngoài Mỹ, nhiều nước khác cũng ủng hộ hoặc cam kết trợ giúp cho chính phủ Philippines. Chẳng hạn, Trung Quốc hỗ trợ 1 triệu USD tiền mặt và vật chất, Australia 740.000USD hỗ trợ lập tức, Thái Lan và Hàn Quốc mỗi nước 1 triệu USD. Một số quốc gia như Malaysia, Tây Ban Nha... ngoài hỗ trợ tài chính còn cử người và chó nghiệp vụ sang tận nơi tham gia cứu hộ.

Thanh Hảo