Số lượng hikikomori này trong nhóm tuổi từ 40 - 64 cao hơn trong nhóm tuổi từ 15 - 39 (với 541.000 người). Tổng số người đang sống ẩn dật ở Nhật Bản được cho là hơn 1 triệu người.

{keywords}
Nhiều người Nhật tự giấu mình trong nhà và không làm việc. (Ảnh minh họa: japantimes.co.jp)

Bộ trưởng Sức khỏe, lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản Takumi Nemoto cho biết: "Tình trạng hikikomori ở người trưởng thành là một vấn đề xã hội mới, cần được giải quyết một cách thích hợp thông qua việc tiến hành các nghiên cứu và phân tích".

Bộ trên xác định hikikomori là những người sống một mình trong nhà ít nhất 6 tháng liền, không đi học hay đi làm và không tiếp xúc với người ngoài gia đình mình.

Trong cuộc thăm dò trên, 76,6% người hikikomori là đàn ông.

Theo thăm dò tháng 12/2018 tại 5.000 hộ gia đình có ít nhất một thành viên trong nhóm tuổi trên, hầu hết, cả nam và nữ, đã bắt đầu rút khỏi xã hội sau khi nghỉ hưu.

Nghiên cứu cũng cho thấy 46,7% người sống ẩn dật đã sống theo cách này ít nhất 7 năm, cho thấy rõ xu hướng những người cao tuổi hơn sẽ cắt đứt với xã hội và sống khép kín trong nhà mình một thời gian dài hơn. 1/3 số hikikomori sống phụ thuộc về tài chính vào cha mẹ già của họ.

Có tới 21,3% người được hỏi cho biết họ đã không liên lạc với người xung quanh từ 3-5 năm. 36,2% nói rằng lý do khiến họ trở thành hikikomori là về hưu, trong khi 21,3% giải thích là các vấn đề về quan hệ với mọi người, ốm đau, bệnh tật. 19,1% nói là họ không cảm thấy thoải mái khi đến nơi làm việc.

Khoảng 1/3 người được hỏi có độ tuổi từ 40 - 44, một thế hệ được cho là đã sống trong "kỷ nguyên băng giá của việc làm" khi nhiều người tốt nghiệp rất khó tìm được việc làm, và trở thành hikilomori khi vào tuổi 20 - 24, cho thấy một phần nguyên nhân là họ không thể tìm việc.

Trong khi đó, 34,1% trường hợp bố hoặc mẹ của hikikomori cung cấp tiền cho đứa con ẩn dật của mình, và nhiều gia đình chỉ sống dựa vào lương hưu.

Theo TTXVN