{keywords}
Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, thông thường số tiền trên bao gồm cả tiền thuê lều trong thời gian ngắn tại những cồn cát lộng gió ở miền bắc nước Pháp, tiền thức ăn. Đôi khi, nó còn bao gồm cả tiền áo phao và nhiên liệu.

Những kẻ thu tiền, lên tới 300.000 Euro cho mỗi chiếc thuyền vượt qua Eo biển Manche, thường không phải là những người bị bắt trong các cuộc đột kích dọc bờ biển. Đó là những đối tượng mà cảnh sát Pháp gọi là “những bàn tay nhỏ”.

Theo Bộ Nội vụ Anh, tính tới 17/11, có 23.000 người đã vượt qua Eo Manche thành công, Pháp đã chặn được 19.000 người. Như vậy, trong năm nay các tổ chức buôn lậu đã bỏ túi 69 triệu Euro, tương đương 2 triệu Euro/km, để giúp người di cư vượt qua eo biển này.

Ông Dan O’Mahoney thuộc Bộ Nội vụ Anh tuyên bố trước Quốc hội nước này rằng, số tiền mà bọn tội phạm kiếm được nhiều tới mức Anh sẽ phải cần tới những nỗ lực phi thường để thay đổi.

Mimi Vu, người thường xuyên dành thời gian tại các khu trại phía bắc nước Pháp nhận xét, khoảng thời gian giữa Brexit và đại dịch Covid-19 là thời kỳ hoàng kim cho những kẻ buôn lậu và các nhóm tội phạm có tổ chức.

Giới chức Áo ngày 27/11 cho biết, nước này đã bắt giữ 15 đối tượng tình nghi đưa lậu người di cư Syria, Lebanon và Ai Cập vào nước này bằng các xe tải chở 12-15 người. Các đối tượng này đã vận chuyển hơn 700 người với tổng chi phí là hơn 2,5 triệu Euro.

Theo Mimi Vu, những kẻ buôn lậu, từ Moldova, Ukraina và Uzbekistan, được tuyển dụng tại quê hương qua các quảng cáo trên mạng xã hội, và được trả từ 2.000-3.000 Euro để làm lái xe. Các đối tượng này chịu trách nhiệm vận chuyển người di cư ở chặng cuối và nếu bị bắt sẽ được thay thế bằng người khác.

Cơ quan An ninh biên giới châu Âu (Frontex) cũng đề cập tới thông tin này trong một báo cáo đánh giá rủi ro năm 2021. Theo đó, các ông trùm điều phối hoạt động kinh doanh từ xa, trong khi những kẻ tội phạm cấp thấp liên quan đến vận chuyển và hậu cần mới là những người bị cơ quan thực thi pháp luật phát hiện.

Trước đây việc vượt biển từ Pháp sang Anh là khá hiếm, song cho tới vài năm gần đây, khi giới chức Anh và Pháp siết chặt an ninh tại khu vực xung quanh lối vào đường hầm qua Eo biển Manche thì tuyến đường này đã được sử dụng nhiều hơn.

Hoài Linh

Anh, Pháp đổ lỗi cho nhau về thảm kịch người di cư trên biển

Anh, Pháp đổ lỗi cho nhau về thảm kịch người di cư trên biển

Paris và London hôm nay (25/11) đã đổ lỗi cho nhau sau khi ít nhất 27 người di cư thiệt mạng trong khi cố vượt Eo biển Manche trên một chiếc thuyền cao su bơm hơi.