Các phi công điều khiển chuyến bay QZ8501 của AirAsia đã ngắt điện một hệ thống máy tính quan trọng, vốn được thiết kế để ngăn máy bay mất kiểm soát, không lâu trước khi chiếc máy bay lao xuống biển Java vào hôm 28/12/2014, tờ Bloomberg đưa tin.

TIN BÀI KHÁC:

{keywords}

Cơ phó Rémi-Emmanuel Plesel (Ảnh: Getty Images)

Toàn bộ 162 người trên chiếc QZ8501 của hãng hàng không AirAsia đã thiệt mạng khi máy bay lao xuống biển Java vào hôm 28/12/2014 trong thời tiết mưa bão.

Quyết định ngắt điện hệ thống máy tính được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn. Hai nguồn tin am hiểu cuộc điều tra cho biết các phi công đang cố gắng để báo động từ các máy tính kiểm soát máy bay khác và sau đó đã ngắt điện toàn hệ thống.

Một cố vấn an ninh hàng không cho biết hãng sản xuất máy bay Airbus không khuyến khích các phi công ngắt điện hệ thống vì máy bay phụ thuộc nhiều vào hệ thống máy tính, và một thành phần của hệ thống có thể ảnh hưởng tới các thành phần khác.

Các nhà điều tra Indonesia hôm 29/1 khẳng định cơ phó Rémi-Emmanuel Plesel đã cầm lái trước khi máy bay gặp nạn và miêu tả nó đã thay đổi độ cao "một cách không thể tưởng tượng nổi", tăng 5.000 feet chỉ trong 30 giây.

"Thật không bình thường khi ở độ cao như vậy. Nó rất hiếm đối với máy bay thương mại, thường chỉ leo cao từ 1.000 - 2.000 feet trong một phút", BBC trích lời Bộ trưởng Giao thông Indonesia Ignasius Jonan. "Điều này chỉ có thể được thực hiện bởi một chiếc máy bay chiến đấu", ông nói thêm.

Cơ phó Rémi-Emmanuel Plesel chỉ có kinh nghiệm bay hơn 2.200 tiếng trong khi cơ trưởng Iriyanto đã có hơn 20.000 giờ bay.

Dữ liệu từ hộp đen máy bay đã mang tới cho các nhà điều tra "một bức tranh rất rõ ràng" về những gì đã xảy ra trong những khoảnh khắc cuối cùng của chiếc A320-200 của AirAsia, theo hãng thông tấn Reuters.

Các đội tìm kiếm của Indonesia gần đây đã tạm ngừng việc trục vớt thân máy bay từ dưới đáy biển. Mảnh vỡ được cho là quá mỏng manh để đưa lên và các nhà chức trách tin rằng không có thi thể nào ở bên trong.

Sầm Hoa