Sukhoi Su-35S là phiên bản nâng cấp cuối cùng cũng như mạnh nhất trong dàn tiêm kích chiếm ưu thế trên không thuộc thế hệ thứ 4 của Nga.

{keywords}
 

Su-35 kế thừa toàn bộ những thiết kế ưu việt về hệ thống hỏa lực của dòng tiêm kích tiền nhiệm Su-27, với một khẩu pháo 30mm, 12 điểm treo vũ khí và khả năng mang tối đa 8 tấn bom đạn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm cả trên không, dưới mặt đất và chống hạm.

Ngoài hệ thống tên lửa không đối không chủ lực, Su-35S còn được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất của Nga như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar và bom điều khiển chính xác.

Su-35 có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách 400km. Các cảm biến trên máy bay có thể theo dõi nhiều mục tiêu ở khoảng cách trên 80km.

{keywords}
 

Theo các chuyên gia, Su-35S là loại tiêm kích siêu cơ động, có khả năng thực hiện những động tác bay bất khả thi so với các mẫu chiến đấu cơ chỉ được trang bị những cơ chế khí động học thông thường. Đặc tính độc đáo này có được một phần nhờ tiêm kích sử dụng động cơ đẩy vectơ (TVC), miệng xả của động cơ phản lực Saturn AL-41F1S có thể di chuyển độc lập theo các hướng khác nhau trong khi bay để hỗ trợ cơ động.

Ngoài Su-35S, Nga đã ứng dụng công nghệ TVC ba chiều cho hầu hết các tiêm kích hiện đại của nước này. Trong khi, F-22 là tiêm kích duy nhất trong biên chế của Mỹ và các nước phương Tây được trang bị TVC để tăng khả năng cơ động, nhưng chỉ giới hạn ở hai chiều.

Nhờ thiết kế động cơ như trên, Su-35S có thể di chuyển theo một hướng trong khi mũi máy bay chĩa về hướng khác. Góc tấn cao cho phép chiếc tiêm kích dễ dàng chĩa vũ khí vào mục tiêu đang lẩn tránh và thực hiện các động tác cơ động khó.

Theo báo RT, tại triển lãm Quân đội 2019, các du khách đã có cơ hội thưởng thức lại màn biểu diễn "Rắn hổ mang" thách thức các quy luật vật lý nổi tiếng của Su-35S như phi công thử nghiệm Viktor Pugachev từng thực hiện lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không Le Bourget, Paris năm 1989. Trong đó, mũi tiêm kích lật ngược về phía sau, tạo góc tấn 110-120 độ so với hướng di chuyển trong lúc vẫn giữ nguyên độ cao và hướng bay.

Tuấn Anh