Giữa lúc leo thang căng thẳng Nga - Ukraina, Hải quân Mỹ đã liên tiếp cử các tàu chiến đến khu vực Viễn Đông thuộc Nga và chuẩn bị tiến vào Biển Đen.

Tại sao vợ chồng ông Trump vội vàng rời đám tang Bush 'cha'?

Hai máy bay quân sự Mỹ rơi ngoài khơi Nhật Bản

Theo báo RT, một tàu khu trục Mỹ đã di chuyển áp sát vùng biển ngoài khơi Nga, gần căn cứ Hạm đội Thái Bình Dương của nước này tại Vladivostok. Đây là động thái gây chú ý đầu tiên kiểu này kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Một tàu chiến khác của Mỹ dự kiến sẽ sớm đến biển Đen đúng vào lúc căng thẳng giữa Nga - Ukraina chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

{keywords}
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS MCCampbell (DDG-85) của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ

Trong một tuyên bố mới phát đi, Trung úy Rachel McMarr, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho hay, tàu khu trục USS MCCampbell (DDG-85) đã đi vào vùng lân cận Vịnh Peter Đại đế để "thách thức những tuyên bố hàng hải của Nga cũng như duy trì các quyền, sự tự do và sử dụng hợp pháp biển" của Mỹ và những nước khác.

Hải quân Mỹ gọi những động thái trên là "Chiến dịch Tự do hàng hải" (FONOP). Lần gần đây nhất, Mỹ tiến hành một chiến dịch FONOP là năm 1987, đúng vào lúc đỉnh điểm căng thẳng Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

"Những chiến dịch này biểu thị Mỹ sẽ bay trên không, di chuyển trên biển và hoạt động ở bất kỳ đâu luật pháp quốc tế cho phép. Điều này là đúng ở biển Nhật Bản cũng như các địa điểm khác khắp toàn cầu", ông McMarr nói thêm.

Vịnh Peter Đại đế là nơi đặt nhiều căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương Nga. Sự hiện diện của tàu khu trục Mỹ ở đây được ví tương tự như việc Nga điều tàu chiến tới San Diego, bang California (Mỹ) hoặc Trân Châu Cảng thuộc Hawaii (Mỹ).

Washington lâu nay vẫn không công nhận các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Moscow ở biển Nhật Bản, với lí do chúng đã vượt quá giới hạn lãnh hải 12 hải lý theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Moscow đã bác bỏ cáo buộc, đồng thời nhấn mạnh, Chính phủ Nga đã phê chuẩn UNCLOS trong khi Mỹ vẫn chưa ký công ước này.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn lên kế hoạch cử thêm tàu chiến đến Biển Đen trong tương lai gần. Hãng thông tấn CNN đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ về ý định điều một tàu chiến đi qua các khu vực Bosporus và Dardanelles, theo quy định báo trước 15 ngày trong Công ước Montreux 1936.

Đáng chú ý, Công ước Montreux 1936 cũng hạn chế sự hiện diện của tàu thuyền thuộc sở hữu những quốc gia không giáp Biển Đen trong tối đa 21 ngày. Gần đây nhất, một tàu chiến Mỹ hiện diện trong vùng biển này là vào tháng 10 vừa qua.

Tuấn Anh

Thế giới 24h: Putin cảnh báo trả đũa Mỹ

Thế giới 24h: Putin cảnh báo trả đũa Mỹ

Tổng thống Vladimir Putin, ngày 5/12, tuyên bố Nga buộc phải trả đũa nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Mỹ ra tối hậu thư cảnh báo Nga

Mỹ ra tối hậu thư cảnh báo Nga

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo Washington sẽ rút khỏi hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân INF trong vòng 60 ngày nếu Nga không khôi phục việc tuân thủ thỏa thuận.

Xem tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa có cánh

Xem tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa có cánh

Hải quân Nga thông báo, tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk của nước này vừa phóng thành công một quả tên lửa đạn đạo Kalibr có cánh cực mạnh.