Tên lửa điều khiển chống tăng 9M133 Kornet được Phòng Thiết kế công cụ KBP của Nga thiết kế và phát triển trong những năm cuối thập niên 1990.

{keywords}
Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet. Ảnh: Wikipedia

Tên lửa Kornet nặng 8,2kg, dài 121cm. Phần cánh nằm ở đuôi tên lửa có đường kính 46cm.

{keywords}
Bản thiết kế một số biến thể của tên lửa Kornet. Ảnh: Thai Military and Asian region

Tên lửa Kornet sử dụng đầu đạn nổ lại (Tandem), tức sau khi liều thứ nhất ở đầu tên lửa phát nổ khiến giáp ERA lắp trên xe tăng tại chỗ đó mất tác dụng phòng vệ thì liều nổ thứ hai của đạn sẽ bắn vào phần giáp xe tăng không còn được che chắn, và khiến cho xe tăng đối phương hư hại nặng. Nhiều cuộc thử nghiệm của quân đội Nga cho thấy, liều nổ thứ hai của Kornet đủ khả năng xuyên qua 1-1,2m thép đồng nhất.

Dữ liệu quân sự từ trang Military Todays cho thấy, tên lửa Kornet sử dụng hệ thống điều khiển laser bán tự động SACLOS, tức xạ thủ sẽ chiếu tia laser và cho phép tên lửa bám theo tia laser đó đến vị trí mục tiêu. Tầm bắn tối đa của Kornet có thể tới hơn 5,5km.

{keywords}
Hệ thống điều khiển laser bán tự động SACLOS của Kornet. Ảnh: Thai Military and Asian region

Theo trang Global Security, lực lượng tăng-thiết giáp của Mỹ khi tấn công Iraq hồi năm 2003 từng chịu nhiều cuộc tấn công của Kornet. Cụ thể, ít nhất hai xe tăng M1 Abrams và một xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley bị lực lượng đặc nhiệm Iraq dùng tên lửa Kornet bắn cháy ở khoảng cách vài km, ngay trong tuần đầu của cuộc chiến.

Còn trong cuộc xung đột giữa lực lượng vũ trang Hezbollah và quân đội Israel hồi tháng 8/2006, ít nhất 23 xe tăng Merkava và 5 xe bọc thép của phía Israel bị các vũ khí chống tăng như RPG-29, Kornet-E (phiên bản xuất khẩu), Konkurs, Metis-M phá hủy.

Video: Xe tăng M1 của Mỹ bị tên lửa Kornet tiêu diệt. Nguồn: RT

Tuấn Trần

Ấn Độ thử thành công hàng loạt vũ khí nội địa mới

Ấn Độ thử thành công hàng loạt vũ khí nội địa mới

Giới chức Ấn Độ cho biết, các cuộc thử nghiệm vũ khí, khí tài nội địa đã thành công và đây là “sự thúc đẩy lớn” dành cho quân đội nước này.

Hệ thống tên lửa chiến thuật của Nga khiến NATO đau đầu

Hệ thống tên lửa chiến thuật của Nga khiến NATO đau đầu

Mạnh như vũ khí hạt nhân, hệ thống tên lửa chiến thuật của Nga khiến NATO đau đầu.