Liệu hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 hiện đại của Nga có “hạ gục” được những chiến đấu cơ tối tân như F-22 và F-35 của Mỹ?

Thảm sát chấn động Nhật Bản

Nga bắt giữ tàu Ukraina: Putin 'thử lòng' ông Trump

Mẫu hạm TQ dính 'đòn' vì chiến tranh thương mại

Truyền thông chính phủ Nga đã bắt đầu tiết lộ một số thông tin về hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ tiếp theo của quốc gia này mang tên S-500. 

{keywords}
Ảnh: National Interest

Theo Sputnik, S-500 được kỳ vọng có thể ngắm bắn mục tiêu ở độ cao 60 dặm (tương đương với 96,5 km), cao hơn bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay.

Sputnik nhận định rằng: "Độ cao 60 dặm hoặc hơn của S-500 cũng tiệm cận với khu vực không gian mà phần lớn các vệ tinh quân sự nước ngoài đang hoạt động". Về lý thuyết, các vệ tinh quân sự hoạt động ở độ cao 60 dặm hoặc hơn. Tuy nhiên, hầu hết các vệ tinh trong số này đều ở vị trí cao hơn 60 dặm nên chúng đều nằm ngoài tầm bắn của S-500.

Cũng theo bài báo này, "S-500 được kỳ vọng có khả năng phát hiện và tấn công đồng thời 10 đầu đạn tên lửa đạn đạo đang bay với tốc độ hơn 6,4 km/s". Hệ thống này cũng có một số hệ thống radar riêng được trang bị cho những mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 được trang bị các radar riêng có khả năng phát hiện các máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa.

Một bài báo trước đó trên Sputnik cho biết: "Tất cả những gì chúng ta được biết là hệ thống radar Yenisei có trang bị ăng ten mạng điều khiển pha để phát hiện và theo dấu các mục tiêu trên không, nhận diện "quân ta hay quân địch" và quyết định các mục tiêu ưu tiên". Một số bài báo trên trang National Interest cũng lưu ý rằng hệ thống S-500 có thể sẽ sử dụng radar quản lý chiến đấu 91N6A(M), radar thu thập tín hiệu 96L6-TsP cũng như radar giao chiến đa chế độ 76T6 và radar giao chiến 77T6 ABM. 

Một điều đặc biệt là bài báo của Sputnik cũng cung cấp thông tin khá chi tiết về khả năng hoạt động của tên lửa dẫn đường với tầm bay mở rộng 40N6. Theo bài báo này, tên lửa 40N6 có tầm bắn lên tới 400 km. Nói về việc "các hệ thống radar mặt đất thường "vô dụng" trong không gian", bài báo của Sputnik đánh giá: "Hệ thống tự điều khiển của 40N khác với bất kỳ hệ thống điều khiển nào trên các loại tên lửa phòng không khác".

Đặc biệt, "một trong các đầu đạn tự điều khiển có thể tự tìm kiếm các mục tiêu, phát hiện ra chúng và khởi động chế độ tấn công tự động". Ngoài ra, 40N6 là tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn 2 giai đoạn có khả năng đạt tới tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh. Tên lửa dài hơn 9,1 mét này cũng sở hữu đầu đạn có tầm bắn lên tới 310 dặm (tương đương 500 km) và độ chính xác là 95%.

Điều đáng chú ý là tên lửa 40N6 được cho là tương thích với hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Một số bài báo ám chỉ rằng hệ thống S-400 của Nga đã sẵn sàng triển khai tên lửa 40N6. Do đó, có thể tên lửa 40N6 của S-500 không hoàn toàn là một loại mới bởi vì nó đã từng được tích hợp với một số hệ thống S-400 của Nga.

Moscow cũng cho biết thêm rằng tên lửa này có thể chiến đấu với các tên lửa siêu thanh và có thể được điều chỉnh để tấn công các vệ tinh. Nga dường như cũng đã đồng ý bán tên lửa 40N6 cho Ấn Độ và Trung Quốc trong quá trình chuyển giao hệ thống phòng không S-400 cho các quốc gia này.

Theo chuyên gia Dave Majumdar, hệ thống S-500 một khi được triển khai, có thể kết nối với các hệ thống khác của Nga để tạo nên một hệ thống phòng thủ hợp nhất. Majumdar nhận định một số quan chức Mỹ đang lo ngại hệ thống này có khả năng đe dọa tới các chiến đấu cơ F-22, F-35 và B-2 tối tân của Washington. 

Khi S-500 lần đầu tiên xuất hiện, tướng Viktor Gumenny, Phó Tư lệnh Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga khẳng định năm 2017 rằng việc chuyển giao các hệ thống S-500 sẽ diễn ra vào một thời điểm nào đó năm 2020. Trong khi một số người nhận định hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 có thể mới ở dạng mô hình để thử nghiệm thì một số bài báo cho rằng hệ thống này đã bước vào giai đoạn sản xuất.

Theo VOV

Cận cảnh dàn vũ khí uy lực của lực lượng phòng hóa Nga

Cận cảnh dàn vũ khí uy lực của lực lượng phòng hóa Nga

Có tên đầy đủ là Lực lượng Phòng thủ Phóng xạ, Hạt nhân, Hoá học và Sinh học, đây là một trong những lực lượng có dàn vũ khí uy lực của quân đội Nga.

Vì sao Nga giữ ngôi vị “ông trùm” vũ khí thứ 2 thế giới?

Vì sao Nga giữ ngôi vị “ông trùm” vũ khí thứ 2 thế giới?

Theo các chuyên gia quân sự, có 4 yếu tố then chốt giúp Nga giữ vững ngôi vị nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới.

Triều Tiên thử vũ khí chiến thuật, siêu tối tân

Triều Tiên thử vũ khí chiến thuật, siêu tối tân

Thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) sáng 16/11 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát cuộc thử nghiệm một vũ khí chiến thuật, siêu tối tân vừa được nước này phát triển.

Hé lộ số tiền Mỹ kiếm được từ bán vũ khí cho nước ngoài

Hé lộ số tiền Mỹ kiếm được từ bán vũ khí cho nước ngoài

Mỹ đã thu về rất nhiều USD từ việc bán vũ khí trong năm 2018, với mức doanh thu tăng tới 33%.

TQ tuyển thanh thiếu niên phát triển vũ khí trí tuệ nhân tạo

TQ tuyển thanh thiếu niên phát triển vũ khí trí tuệ nhân tạo

Viện Công nghệ Bắc Kinh (BIT) đã tuyển chọn những thanh thiếu niên xuất sắc nhất tại Trung Quốc để tham dự một chương trình thiết kế vũ khí do trí tuệ nhân tạo (AI) vận hành.