Theo hãng tin Business Insider, khi tình hình thêm nghiêm trọng, Mỹ thông báo tiếp tục gửi thêm quân và vũ khí tới khu vực.

{keywords}
Một chiếc F/A-18E Super Hornet trên tàu USS Abraham Lincoln. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Phản ứng trước các mối đe dọa, Washington đã triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln cùng một lực lượng ném bom tới khu vực thuộc trách nhiệm của Bộ Tư lệnh trung ương Mỹ hồi tháng 5. Những tài sản này nhanh chóng được tiếp nối bởi các đợt triển khai thêm chiến cơ, tàu tấn công đổ bộ cùng các khẩu đội phòng thủ trên không – và – tên lửa.

Khi tình hình càng trở nên tồi tệ hơn với một loạt cuộc tấn công tàu dầu cùng những hành động táo bạo được cho là do Iran tiến hành, Washington lại điều thêm khoảng 2.000 binh sĩ tới khu vực để cải thiện các năng lực chiến tranh của Mỹ. Chính quyền Tổng thống Trump còn điều thêm máy bay chiến đấu và do thám.

Hiện không rõ có bao nhiêu tài sản trong số này vẫn đang có mặt ở khu vực.

Sau một khoảng lặng, căng thẳng lại bùng lên sau khi hai cơ sở dầu lửa then chốt của Ảrập Xêút bị tấn công và Mỹ quy trách nhiệm cho Iran. Chính quyền Trump lại quyết định điều một khẩu đội Patriot, bốn hệ thống radar Sentinel cùng khoảng 200 quân nhân hỗ trợ tới Ảrập Xêút.

"Lần triển khai này làm tăng thêm sự hiện diện đáng kể vốn có của Mỹ trong khu vực", Lầu Năm Góc giải thích trong một thông cáo.

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln

{keywords}
USS Abraham Lincoln (Ảnh: Reuters/Hải quân Mỹ)

USS Abraham Lincoln, một căn cứ không quân di động trên biển, là tàu dẫn đầu nhóm tác chiến tàu sân bay mang tên hàng không mẫu hạm này và được trang bị một lực lượng hùng hậu.

{keywords}
Một chiếc F/A-18E Super Hornet (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Đội bay gồm các chiến cơ, máy bay tấn công điện tử, máy bay cảnh báo sớm, và máy bay cánh quay... có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Tàu tuần dương USS Leyte Gulf

{keywords}
USS Leyte Gulf (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga là các chiến hạm đa năng, được trang bị 122 ống phóng thẳng đứng (VLS) có thể mang mọi thứ, từ tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk tới tên lửa đất - đối – không và tên lửa diệt hạm.

4 tàu khu trục USS Bainbridge, USS Gonzalez, USS Mason và USS Nitze

{keywords}
USS Mason (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Giống như các tàu tuần dương lớn, các khu trục hạm cũng là các tàu đa nhiệm vụ. Được trang bị 90-96 ống phóng VLS, những con tàu này có năng lực phòng thủ trên không – và – tên lửa cùng năng lực tấn công đất liền.

Thời kỳ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, hai tàu khu trục Hải quân Mỹ đã bắn 59 tên lửa hành trình Tomahawk tàn phá căn cứ không quân Shayrat để phạt chính phủ Syria sau một vụ tấn công vũ khí hóa học.

Các máy bay ném bom B-52

{keywords}
 B-52 cùng với tất cả các loại đạn dược của nó. (Ảnh: Không lực Mỹ)

B-52 là máy bay ném tầm cao cận âm, có thể mang các vũ khí cả thông thường lẫn hạt nhân, thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có tấn công chiến lược, hỗ trợ trên không, can thiệp trên không, các chiến dịch phản công cả trên không lẫn trên biển.

Các chiến cơ F-15C Eagle, F-22 Raptor

{keywords}
 F-15C Eagle trên đường băng. (Ảnh: Không lực Mỹ)

Các F-15 được nhìn thấy mang các tên lửa như 6 tên lửa không - đối - không tầm trung tối tân AIM-120 (AMRAAM) và 2 tên lửa AIM-9X Sidewinder cho chiến đấu không đối không, theo tạp chí The Drive hồi tháng 5.

Một tháng sau, những chiếc F-22 thế hệ thứ năm trở lại Trung Đông sau khi rời đi hồi đầu năm nay. Các tài sản tàng hình để "bảo vệ lực lượng và lợi ích của Mỹ" này đã được triển khai ngay sau khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái do thám Mỹ.

Lầu Năm Góc không bao giờ tuyên bố cụ thể rằng việc điều động các chiến cơ này là phản ứng trước Iran, nhưng thời điểm triển khai là rất đáng chú ý.

Tàu đổ bộ USS Arlington

{keywords}
Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo giải thích của Lầu Năm Góc, tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio có thể di chuyển lính thủy đánh bộ, các phương tiện tấn công đổ bộ, tàu đổ bộ thông thường và máy bay cánh quay để yểm trợ các cuộc tấn công, các chiến dịch đặc biệt, hoặc các nhiệm vụ chiến tranh viễn chinh.

Phòng thủ trên không – và – tên lửa: Khẩu đội Patriot

{keywords}
Lục quân Mỹ thử tên lửa Patriot. (Ảnh: Lục quân Mỹ)

Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả Patriot là hệ thống phòng không tầm xa chịu được mọi loại hình thời tiết, có thể trừ khử các tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và máy bay tối tân.

Nhiều khẩu đội Patriot cùng với radar đã được đưa tới Trung Đông trong năm nay để bảo vệ trước sự xâm lược có thể của Iran.

Thanh Hảo