"Có một cuộc chạy đua vũ trang, không nhất thiết nhằm gia tăng số lượng mà là gia tăng chất lượng. Đó là cuộc chạy đua vũ trang đã tiếp diễn được một thời gian. Người Trung Quốc rất quyết liệt", Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 30/11.

{keywords}
Hình mô phỏng các vũ khí siêu thanh có tốc độ di chuyển nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5) trong không khí. Ảnh: raytheon.com

Hồi tháng 10, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ xác nhận, Trung Quốc đã tiến hành một vụ thử nghiệm vũ khí siêu thanh, được coi là một phần trong những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo ra hệ thống né tránh các lá chắn tên lửa của Mỹ.

Năm 2021, Lầu Năm Góc đã xúc tiến một số cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh với mức độ thành công khác nhau. Hải quân Mỹ hồi tháng 10 đã thử thành công một động cơ tên lửa đẩy được trang bị cho phương tiện phóng vũ khí siêu thanh.

Các vũ khí siêu thanh như vậy di chuyển trong tầng trên của bầu khí quyển với tốc độ hơn gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5), tức khoảng 6.200 km/h.

Bộ trưởng Kendall lưu ý, mặc dù quân đội Mỹ tập trung ngân sách hoạt động cho Iraq và Afghanistan, nhưng họ cũng quan tâm phát triển vũ khí siêu thanh, dù "vẫn chưa đủ". Khi Lầu Năm Góc bước vào năm tài khóa 2023, ông Kendall hy vọng có thể tăng ngân sách cùng với việc cho ngưng hoạt động các hệ thống cũ hơn và tốn kém trong bảo trì để chuyển sang các hệ thống tân tiến hơn, bao gồm cả các chương trình phát triển vũ khí siêu thanh.

"Tôi yêu thích máy bay chiến đấu A-10. Máy bay vận tải C-130 rất tuyệt vời, hiệu quả cho nhiều sứ mệnh. Các máy bay không người lái MQ-9 đã rất hiệu quả trong việc chống khủng bố và các hoạt động tương tự. Chúng vẫn còn hữu dụng, nhưng không thứ nào trong số này hiện có thể khiến Trung Quốc sợ hãi", ông Kendall lưu ý.

Các nhà thầu quốc phòng của Mỹ hy vọng sẽ kiếm bộn từ được việc chuyển đổi sang vũ khí siêu thanh, không chỉ thông qua chế tạo chúng mà còn nhờ phát triển các cơ chế phát hiện, đánh chặn mới.

Những nhà phát triển vũ khí lớn như Lockheed Martin, Northrop Grumman và Raytheon Technologies đều đã chào mời các chương trình vũ khí siêu thanh với các nhà đầu tư, khi thế giới chuyển hướng quan tâm sang chạy đua vũ trang loại khí tài mới.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc vẫn muốn các nhà thầu cắt giảm chi phí tối đa của vũ khí siêu thanh, vì thế hệ tên lửa siêu tốc tiếp theo, đang trong quá trình phát triển hiện có giá hàng chục triệu đô la mỗi quả.

Tuấn Anh

>>> Đọc tin quân sự mới nhất trên Vietnamnet

Chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ nếm mùi thất bại

Chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ nếm mùi thất bại

Chương trình vũ khí siêu thanh của Lầu Năm Góc đã hứng chịu một thất bại, khi vụ thử nghiệm một tên lửa đẩy mang vũ khí siêu thanh diễn ra không thành công.

Tướng Mỹ thừa nhận kém Nga, Trung Quốc về tên lửa siêu thanh

Tướng Mỹ thừa nhận kém Nga, Trung Quốc về tên lửa siêu thanh

Tướng David Thompson thuộc Lực lượng không gian của Mỹ nói, năng lực tên lửa siêu thanh của Mỹ không tiên tiến bằng tên lửa cùng loại của Nga và Trung Quốc.