Radar

Giai đoạn 2010-2015, Malaysia nhận chuyển giao công nghệ và đưa vào biên chế 3 loại radar: điều khiển hỏa lực Astros AV-UCF (do Brazil sản xuất), thám sát không gian Ground Master-400 (do Pháp sản xuất), và radar điều khiển hỏa lực TMX (do Italia sản xuất, trang bị cho tàu MECO-A100, lớp Kedah).

{keywords}
Radar thám sát không gian Ground Master-400. Ảnh: Wikipedia

Từ sau năm 2015, quân đội Malaysia tiếp tục được biên chế thêm một số radar mới, gồm radar Skyguard cho lục quân, radar tích hợp sử dụng giám sát không phận khu vực Sarawak, và radar Erieye Northrop Grumman E-2D được lắp trên máy bay Embraer EMB-145S.

Trong đó, radar Skyguard được sử dụng vào các mục đích: 1. Phát hiện mục tiêu, dẫn bắn cho pháo phòng không tự động 35 mm; 2. Thu thập, xử lí, phân tích các dữ liệu về hoạt động trên không của đối phương ở tầm thấp và cực thấp; 3. Điều khiển hỏa lực từ xa để tiêu diệt pháo phòng không, tên lửa... của đối phương.

Loại radar này có khả năng bảo vệ nhiễu cao nhờ sử dụng tổng hợp các giải pháp kỹ thuật như dải tái thiết lập tần số rộng của tín hiệu dò radar quan sát trên không, việc xử lí dữ liệu từ các phương tiện phát hiện được thực hiện trong các khu vực quan phổ điện từ khác nhau…

Ngoài ra, hệ thống radar Skyguard còn được tích hợp thiết bị cảnh báo phóng tên lửa chống radar và cài đặt thuật toán điều khiển hỏa lực, bảo đảm khả năng bắn đồng thời 2 hoặc nhiều mục tiêu bằng pháo phòng không và tên lửa phòng không có điều khiển.

UAV

Malaysia thực hiện chủ trương kép, vừa thuê vừa đẩy mạnh tự nghiên cứu chế tạo UAV với mục đích tăng cường khả năng hoạt động tình báo, trinh sát, do thám và chiến đấu.

Đến nay, lực lượng UAV được Malaysia thuê gồm các loại: Aludra Mk-1, dùng giám sát bờ biển; 2. Yabhon Aldra, thuê của Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), nặng 500kg, thời gian bay 30 giờ, sử dụng cho hoạt động giám sát chống khủng bố; 3. Scan Eagle.

Các loại UAV được Malaysia phát triển gồm: Aludra-2 (phát triển trên cơ sở Aludra Mk-1); Cyber Eye, do Tập đoàn Sapura của Malaysia nghiên cứu phát triển; 3. Cyber Shark của Tập đoàn Sapura; 4. Cyber Hawk cũng do Sapura phát triển; 5. Cyber Quad, có 2 loại với kích cỡ khác nhau; 6. S-100, do Schiebel phát triển.

Máy bay trinh sát và cảnh báo sớm

Malaysia đã đưa vào biên chế 2 máy bay trinh sát nhanh RF-5E Tiger Eye cho lực lượng không quân. Bên cạnh đó, nước này đang thực hiện kế hoạch thay thế máy bay RSK MiG-29 bằng các dòng phi cơ Saab Gripen JAS 39C/D, Gripen NG, F/A-18E/F Super Hornet.

Theo các nhà phân tích quân sự, Malaysia không nhất thiết phải mua thêm nhiều loại máy bay khác nhau mà chỉ cần nâng cấp máy bay Super Hornet.

Thực tế, Malaysia đã ký hợp đồng với hãng Boeing nâng cấp 8 máy bay Super Honet ở một số hạng mục như: Hệ thống định vị toàn cầu (GPS); hệ thống quét xác định đối phương, và hệ thống thiết lập bảo vệ chung JHCS. Hệ thống JHSC cho phép phi công thực hiện tìm và khóa mục tiêu cho tên lửa AIM-9X đơn giản bằng cách đưa mục tiêu vào tầm ngắm.

Trang bị điện tử và thông tin liên lạc

Hải quân Malaysia đã được trang bị máy điện đàm Sun Air băng tần HF loại RT9000 và Hệ thống chỉ huy kiểm soát Noris. Lục quân được trang bị máy điện đàm PRM 4700A.

Bên cạnh đó, Tập đoàn DRB-HICOM Defense Technologyes Sdn. Bhd/Malaysia đã kí hợp đồng với Tập đoàn Thales (Pháp) nhằm cung cấp gói thông tin liên lạc và tích hợp điện tử cho gần 300 xe thiết giáp có bánh (IFV) mà DRB-HICOM Defense Technologyes Sdn. Bhd sản xuất. IFV được phát triển dựa trên nền tảng của xe bọc thép 8x8.

Căn cứ hợp đồng đã kí, liên doanh của Tập đoàn Thales tại Malaysia là Tập đoàn Sapura Thales Electronics chịu trách nhiệm cung ứng máy vô tuyến điện thế hệ thứ 4 và máy điện đàm HF3000 trong khuôn khổ hệ thống thông tin liên lạc mở (tên gọi khác là Vsys-net).

Những thiết bị này đóng vai trò là máy chủ thông tin liên lạc giữa hệ thống liên lạc giao thức Internet mạng chiến thuật và các khe cắm mở rộng, đồng thời là cổng nối giao thức Internet và chỉ huy chiến đấu, kết hợp hệ thống quản lí chiến trường và các hệ thống phái truyền nhiệm vụ.

Các phát triển của Thales đối với các biến thể giao thức Internet của PR4G đã được tích hợp GPS, sử dụng đa truy cập phân chia thời gian theo phương ngang để tự động phát đi thông tin định vị khi nó truyền qua các mạng lưới khe cắm mở rộng để giúp ngăn ngừa tắc nghẽn. Phần mềm nâng cấp để thực hiện điều này cũng do Tập đoàn Thales hoàn thiện.

Nguyên Phong

Malaysia e ngại thỏa thuận hợp tác quốc phòng Mỹ, Anh và Australia

Malaysia e ngại thỏa thuận hợp tác quốc phòng Mỹ, Anh và Australia

Theo giới chức Malaysia, thỏa thuận an ninh-quốc phòng giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) sẽ có thể “kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân”.

Malaysia gấp rút mua hàng loạt chiến đấu cơ mới

Malaysia gấp rút mua hàng loạt chiến đấu cơ mới

Theo trang Defense News, quân đội Malaysia đã công bố gói thầu mua hàng loạt máy bay chiến đấu và huấn luyện mới vào hôm nay (23/6).