Theo CAR, kho vũ khí của IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng) - bao gồm cả thuốc nổ và máy bay không người lái - được thu mua thông qua một quá trình vô cùng tinh vi mà chính phủ và các nhà cung cấp đã bỏ qua những dấu hiệu mua bán nguy hiểm này.

{keywords}
Nguồn ảnh: Wikimedia

Trong một nghiên cứu, CAR cho biết IS có thể đã xây dựng một kho như vậy để phục vụ chương trình sản xuất vũ khí tại Iraq và Syria trong khoảng thời gian 2015-2019 thông qua các cá nhân và công ty ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và một số nơi khác.

Mặc dù năm ngoái, IS đã bị đánh bật khỏi các thành trì chủ chốt của chúng ở Iraq và Syria, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng tổ chức khủng bố này vẫn nắm giữ công nghệ chế tạo vũ khí và duy trì liên hệ với mạng lưới cung cấp vũ khí hay vật liệu sản xuất vũ khí.

Theo CAR, IS đã mua vật liệu chính thông qua các nhóm liên kết, các công ty gia đình và các cá nhân tại khu vực gần cửa khẩu biên giới vào vùng lãnh thổ do chúng kiểm soát. Những nhóm này tập trung chủ yếu ở quanh các thị trấn Siverek và Akcakale, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. CAR nhấn mạnh rằng không có bằng chứng để cáo buộc những công ty này "tiếp tay" cho IS, mà chỉ đóng vai trò như "điểm kết nối chính" trong chuỗi cung ứng vũ khí cho IS.

Theo CAR, việc mua một lượng lớn vật liệu để chế tạo thuốc nổ và các thiết bị điện tử thông qua mạng lưới này thường đi kèm những điểm bất thường. Ví dụ như các công ty mua một số lượng lớn sản phẩm không phù hợp với ngành hàng kinh doanh của họ. Đơn cử như một cửa hàng nhỏ bán điện thoại di động liệu có cần mua tới 6 tấn nhũ nhôm, một nguyên liệu chính trong sản xuất tên lửa và đạn dược.

Ông Namir Shabibi, người đứng đầu Các chiến dịch Iraq thuộc CAR, cảnh báo rằng mặc dù các lực lượng IS không còn chiếm giữ lãnh thổ nữa, nhưng những phần tử tàn dư vẫn tăng cường hoạt động trong năm qua. Theo ông, việc ngăn chặn nỗ lực mua vũ khí của IS bằng cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm được nêu chi tiết trong báo cáo này vẫn đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đối phó với sự trỗi dậy của IS.

Theo báo cáo, có tổng cộng hơn 50 công ty ở trên 20 nước trên thế giới, đã sản xuất hoặc phân phối những mặt hàng mà IS sử dụng để chế tạo thiết bị nổ tự chế (IED), máy bay không người lái và hệ thống vũ khí cải tiến. Trong số những nước này có Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Đan Mạch và Tây Ban Nha... Các mặt hàng này được vận chuyển một cách nhanh chóng thông qua chuỗi cung ứng của IS.

Báo cáo cũng cho biết ít nhất là từ năm 2015, các kỹ sư của IS đã tìm cách chế tạo máy bay không người lái tinh vi chạy bằng động cơ "xung phản lực" bằng cách mua các bản thiết kế kỹ thuật và nguyên vật liệu từ bên ngoài.

Theo Báo Tin tức

Sức mạnh chiến cơ “chim ăn thịt” bị Mỹ cấm xuất khẩu

Sức mạnh chiến cơ “chim ăn thịt” bị Mỹ cấm xuất khẩu

Được ví là mãnh điểu với những công nghệ tối tân mà không một chiến cơ nào có thể đạt được, "chim ăn thịt" là tài sản vô giá mà Mỹ cấm xuất khẩu.

Máy bay ném bom Trung Quốc khiến Mỹ lo "sốt vó"

Máy bay ném bom Trung Quốc khiến Mỹ lo "sốt vó"

Theo trang National Interest, không quân Trung Quốc đang cho tiến hành sửa đổi một số máy bay ném bom để có thể mang được tên lửa chống hạm cực lớn.