"Thay vì tăng thêm sức mạnh cho NATO, kế hoạch rút quân sẽ làm suy yếu Liên minh", nhật báo Augsburger Allgemeine Zeitung dẫn lời ông Norbert Roettgen - một nghị sĩ thuộc Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel. 

{keywords}
Ảnh: Reuters

"Tính hiệu quả của quân đội Mỹ sẽ không tăng lên, mà sẽ giảm xuống, đặc biệt khi nói đến Nga và các cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở Trung Đông và Cận Đông", ông Roettgen bình luận thêm.

Tiếng nói của quan chức này chỉ là một trong nhiều ý kiến chỉ trích nhằm vào Washington sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo giảm bớt quân số đang đồn trú trên lãnh thổ Đức.

Ban đầu, Mỹ định rút khoảng 9.500 quân nhưng con số này tăng lên gần 12.000. Cụ thể, trong số 34.500 nhân viên quân sự Mỹ ở Đức, khoảng 6.400 người được điều về nước và gần 5.600 người tới các nước NATO khác. Lý do được đưa ra cho kế hoạch này là nhằm củng cố sườn đông nam ở gần Biển Đen.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lý giải kế hoạch rút quân sẽ thúc đẩy "các mục tiêu chiến lược" của Mỹ như ngăn chặn Nga hoặc thể hiện sự ủng hộ dành cho các đồng minh ở châu Âu.

Hồi giữa tháng 6, Tổng thống Trump đã thẳng thừng cáo buộc Đức không chi tiêu đủ cho quốc phòng và do vậy vi phạm các cam kết của NATO.

"Chúng tôi cắt giảm lực lượng là bởi vì họ không thanh toán hóa đơn của mình. Điều đó rất đơn giản. Họ rất lơ là nghĩa vụ", Tổng thống Mỹ nói tại Nhà Trắng. "Họ đã lơ là nhiều năm rồi. Họ nợ NATO hàng tỷ đôla và họ cần phải trả. Trong khi chúng ta bảo vệ cho nước Đức thì họ lại chểnh mảng như vậy. Thật vô lý".

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/6. Ảnh: AP

Các chính trị gia Đức tin rằng những bước đi như trên sẽ kéo căng mối quan hệ giữa hai nước đồng minh.

"Chúng tôi rất lấy làm tiếc về quyết định của chính phủ Mỹ. Thật không may, bước đi này đặt một gánh nặng lên mối quan hệ Mỹ - Đức. Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu quyết định này có kéo dài được không", RT dẫn lời Markus Soeder, Chủ tịch tịch đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU), đồng minh của bà Merkel.

Trong khi đó, ông Roettgen tin Washington làm như vậy là đang tự bắn vào chân mình. "Lính Mỹ thực sự góp phần vào an ninh của Đức, nhưng Đức chủ yếu phục vụ Mỹ như một trung tâm hậu cần cho chính sự hiện diện quân sự quốc tế của nước này", ông nói.

Thanh Hảo

Mỹ rút gần 12.000 quân đồn trú ra khỏi nước Đức

Mỹ rút gần 12.000 quân đồn trú ra khỏi nước Đức

Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ rút 11.900 quân đồn trú khỏi Đức và tái bố trí gần một nửa số này ở Bỉ và Italia, theo CNN.

Ông Trump và đối thủ Biden, ai 'rắn' với Bắc Kinh hơn?

Ông Trump và đối thủ Biden, ai 'rắn' với Bắc Kinh hơn?

Quan hệ trước kia của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đẩy nhà lãnh đạo Mỹ vào bất lợi trước đối thủ.