Trước hết, đó là máy bay tiêm kích một chỗ ngồi Su-27 SK, một biến thể của Su-27 được nâng cấp tới mức thế hệ thứ 4. Được hiện đại hoá ở Nga với các loại vũ khí mới và hệ thống tiếp dầu trên không, máy bay Su-27 SKS đã được chuyển giao cho Trung Quốc, Indonesia và hiện được chế tạo theo giấy phép tại Trung Quốc.

Loại Su-27 SKM còn được trang bị hiện đại hơn, với hệ thống điều khiển vũ khí SUV-VEP 1 cho phép sử dụng tên lửa chống hạm Kh-31A trong tác chiến hải quân. Ngoài khả năng giành ưu thế trên không, phiên bản này còn có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên biển và trên bộ.

{keywords}
Các tiêm kích Su-27 thuộc đội bay biểu diễn Hiệp sĩ Nga. Ảnh: Military Today

Máy bay này đã trở nên đa chức năng và xét về khả năng, nó đứng khá gần với máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi Su-30 MKI (được cung cấp cho không quân Ấn Độ), Su-30 MKK và Su-30 MK2 (cho không quân và hải quân Trung Quốc) và Su-30 MKM (cho không quân Malaysia).

Máy bay một chỗ ngồi Su-35 mới có hình dạng mang đặc tính 3 lớp cánh theo chiều dọc (cánh+đuôi ngang+cánh vịt), động cơ điều khiển véc-tơ lực đẩy giúp tăng đáng kể khả năng vận động của máy bay, đặc biệt ở góc tấn công lớn. Lượng nhiên liệu tăng 800kg và lên tới 10.100kg.

Sử dụng radar tổng hợp thế hệ mới, Su-35 có thể phát hiện mục tiêu trên không dạng máy bay chiến đấu ở cự ly cách xa 1.490km, và mục tiêu lớn trên biển xa tới 300km. Radar này tự động theo dõi đến 15 mục tiêu và cho phép bắn cùng lúc 4 mục tiêu ở phương thức đa kênh.

Ngoài súng máy và tên lửa không đối không R-27 có điều khiển, tên lửa tầm xa RVV-AE với đầu tìm tích cực, vũ khí chống hạm chủ yếu của Su-35 là tên lửa Kh-31A. Tên lửa này có tốc độ tối đa 1.000 m/s, tầm xa tối đa tới 70km, có khả năng tấn công mọi loại tàu mặt nước, kể cả tàu khu trục, trong mọi điều kiện thời tiết, ngày và đêm.

Su-35 còn có thể được trang bị tên lửa tốc độ dưới âm thanh Kh-35E, vốn là “anh em” với những loại được dùng trong hệ tên lửa đối hạm đặt trên tàu Ural-E và đặt trên bờ. Song tên lửa Kh-35E lại ngắn hơn 0,5m, trọng lượng phóng nhẹ hơn 100kg so với phiên bản cơ sở vì nó không cần máy tăng tốc khi phóng.

Việc phóng tên lửa từ máy bay có thể thực hiện được từ cự ly xa mục tiêu đến 130km, tức là khi máy bay mang tên lửa ở ngoài tầm phòng không đối phương. Ở giai đoạn giữa lộ trình, Kh-35E bay ở độ cao trên mặt nước từ 10 đến 15m, giúp giảm khả năng bị radar đặt trên boong phát hiện.

Khi tiếp cận mục tiêu ở cự ly khoảng 14km, tên lửa giảm độ cao xuống còn 4m khiến radar trên tàu không thể theo dõi và dễ dàng tiêu diệt mục tiêu. Đầu tìm radar tích cực chống nhiễu ARGS-35E kích hoạt ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu làm tăng xác suất trúng đích, còn đầu đạn HEF nặng 145kg kết thúc cuộc tấn công.

Nhiều chuyên gia cho rằng chính máy bay Su-32, phiên bản xuất khẩu của cường kích Su-34 mới là kẻ thống trị thực sự không phận bên trên vùng ven biển. Thực tế, đây là một “tổ hợp hàng không đa chức năng”, bởi nó có khả năng thực hiện hầu như mọi nhiệm vụ kể cả hạ cánh trên mặt nước hoặc bay vào vũ trụ.

Được mệnh danh là “pháo đài bay mini”, Su-32 có thể mang tới 8.000kg vũ khí các loại. Nó được trang bị hầu như đầy đủ các phương tiện điện tử để dẫn đường bay, phát hiện các mục tiêu trên bộ, trên biển và trên không; trinh sát, vẽ bản đồ; gây nhiễu; tác chiến chống thông tin.

Hệ thống vũ khí trên máy bay tự động bắn, cho phép giáng đòn tấn công phủ đầu vào bất kỳ mục tiêu nào, kể cả mục tiêu kích thước nhỏ, chiến đấu hiệu quả chống lại các máy bay tiêm kích tối tân, máy bay tác chiến điện tử báo động sớm, các trạm chỉ huy không quân; chế áp các hệ phòng không, tấn công các mục tiêu trên biển và trên bộ mà không cần vào vùng phòng không của đối phương.

Tên lửa và bom được treo ở 12 móc cứng, gồm tên lửa không đối hải  Kh-31A và tên lửa siêu thanh 3M-80EA (phiên bản mang trên không của hệ vũ khí chống tàu Moskit với tầm bắn xa tới 250km và đầu đạn HE 300kg có thể tiêu diệt hoặc làm hư hại bất cứ tàu nổi nào, kể cả tàu sân bay).

Trong vùng nước ven biển tương đối sâu, Su-32 được trang bị hệ thống đạo hàng lùng sục và tìm kiếm mục tiêu kiểu Sea Dragon. Hệ thống này có thể phát hiện các mục tiêu trên mặt nước ở cự ly 320km, còn khi dò tìm tàu ngầm, máy tính của nó thực hiện 3,3 tỉ phép tính/giây.

Hệ thống cũng cung cấp nhận dạng mục tiêu tự động, đánh giá mối đe dọa tiềm tàng, bám sát mục tiêu, có khả năng đồng thời khống chế 32 mục tiêu trên mặt nước và ngầm dưới nước.

Máy bay Su-32 có tốc độ tối đa 1.500 km/giờ, tầm bay tối đa không tiếp dầu 4.000km. Với việc tiếp nhiên liệu khi bay, máy bay có khả năng chiến đấu và tuần tra 10-16 giờ mà không cần hạ cánh.

Buồng lái được thiết kế dưới dạng một phi thuyền ti-tan hàn kín, phi công và hoa tiêu ngồi trong 2 ghế bật lên được bố trí bên nhau. Có một lối đi nhỏ giữa các ghế cho phép phi công đứng lên và vận động tay chân nếu tình hình bay đường trường cho phép. Kíp bay có thiết bị để hâm nóng đồ ăn trên máy bay và một bồn cầu nhỏ.

>>> Đọc tin quân sự trên VietNamNet

Nguyên Phong

Uy lực tiêm kích ‘đắt nhất thế giới’

Uy lực tiêm kích ‘đắt nhất thế giới’

Giới chức Croatia hôm 25/11 đã ký hợp đồng mua 12 tiêm kích Dassault Rafale của Pháp với trị giá 1,2 tỷ USD.

Uy lực 'đại bàng vàng' chở Tổng thống Hàn Quốc tới triển lãm

Uy lực 'đại bàng vàng' chở Tổng thống Hàn Quốc tới triển lãm

Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã gây ấn tượng khi xuất hiện tại Triển lãm ADEX trên ghế sau một tiêm kích FA-50 vào hôm 20/10.