Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn truyền thông Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này hôm 15/7 đã lên kế hoạch mua thêm UAV trinh sát tầm xa Heron từ Israel. Ngoài ra, UAV chiến đấu Predator B do Mỹ sản xuất cũng nằm trong danh sách mua sắm.

Trong khi đó, Trung Quốc đã sử dụng UAV nhiều lần kể từ khi nổ ra xung đột với Ấn Độ tại Đường Kiểm soát thực tế (LAC). Bắc Kinh hồi đầu tháng này đã công bố nhiều bức ảnh được chụp bằng máy bay không người lái về các hoạt động của binh sĩ Ấn Độ ở thung lũng Galwan.

{keywords}
UAV Heron. Ảnh: AP

“UAV có thể dễ dàng xâm nhập vào những nơi mà con người không thể tiếp cận, giám sát được những địa điểm khó tuần tra. Về UAV, Ấn Độ gặp bất lợi về cả số lượng lẫn chất lượng”, SCMP dẫn lời nhà phân tích quân sự Chu Chấn Minh làm việc tại Bắc Kinh nói.

Theo SCMP, Israel hiện là nhà cung cấp máy bay không người lái chính cho quân đội Ấn Độ, với các mẫu Heron và Searchers dùng cho nhiệm vụ do thám. Còn các loại như Harpies và Harops được dùng trong các nhiệm vụ chống bức xạ.

Một số nguồn tin cho biết, hiện quân đội Ấn Độ trang bị khoảng 70 chiếc Heron. Năm 2018, một chiếc Heron đã bay qua LAC gần Doklam và rơi trên đất Trung Quốc. Ấn Độ cũng tự phát triển một số mẫu UAV tầm trung lưỡng dụng (MALE UAV) như Rustom và Rustom II.

Trong khi đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia chế tạo và xuất khẩu UAV lớn nhất thế giới. Một trong những loại được quân đội Trung Quốc dùng nhiều là máy bay không người lái do thám/ chiến đấu GJ-2. 

Hiện không rõ Không quân Trung Quốc đưa vào trang bị bao nhiêu chiếc GJ-2, nhưng nước này từng bán 48 phiên bản xuất khẩu của GJ-2 với cái tên Dực Long 2.

SCMP cho biết, Trung Quốc còn triển khai tới vùng biên giới với Ấn Độ một số lượng lớn máy bay không người lái CH-4, từng được thử nghiệm tại Tây Tạng hồi 2018, và BZK-005C từng xuất hiện tại sân bay Lhasa năm 2017.

{keywords}
Mẫu UAV BZK-005C do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: SCMP

Cụ thể, BZK-005C đã tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng hồi đầu năm nay, và bắn thử nghiệm các loại tên lửa và bom dẫn đường xuống nhiều mục tiêu dưới mặt đất.

Ngoài các UAV tấn công, Trung Quốc còn sử dụng một số loại máy bay không người lái cỡ nhỏ bốn cánh quạt (Quadcopter) dài chỉ 20cm trong một số cuộc diễn tập ban đêm ở địa hình đồi núi cao. Các lữ đoàn pháo binh thì dùng UAV hạng nhẹ để phát hiện mục tiêu xa hàng chục km.

“Đối với Ấn Độ, quy trình sản xuất chậm và số lượng UAV rất hạn chế. Trên thế giới, không có loại UAV nào rẻ ngoại trừ các mẫu do Trung Quốc sản xuất, cho nên tôi không thấy Ấn Độ có cơ hội nào để ‘áp đảo’ Trung Quốc về mảng UAV tại vùng biên giới”, ông Chu nói thêm.

Tuấn Trần

Ấn Độ triển khai trực thăng gần biên giới Trung Quốc

Ấn Độ triển khai trực thăng gần biên giới Trung Quốc

Không quân Ấn Độ (IAF) đã triển khai trực thăng Mi-17 và máy bay vận tải An-32 tới khu vực nằm cách biên giới với Trung Quốc khoảng 120km.

Lý do Ấn Độ khó quay ngoắt với Trung Quốc

Lý do Ấn Độ khó quay ngoắt với Trung Quốc

Vụ đụng độ biên giới hôm 15/6 đã khiến nhiều người Ấn Độ, thậm chí là các chính trị gia địa phương, kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc.