Ra đời từ năm 1731, Hạm đội Thái Bình Dương là một phần của Hải quân Nga. Tiền thân của lực lượng này là Đội tàu quân sự Okhotsk (1731-1856) và Đội tàu quân sự Siberia (1856-1918).

{keywords}
 

Dưới thời Liên Xô, Hạm đội Thái Bình Dương không chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh biển tại vùng Viễn Đông, mà còn chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo các hoạt động của Hải quân Liên Xô tại Ấn Độ Dương. Dàn máy bay và các tàu hải quân của đơn vị được điều cắm chốt tại một số khu vực ở Ấn Độ Dương, chẳng hạn như tại đảo Socotra.

Hạm đội Thái Bình Dương hiện là hạm đội lớn thứ hai của Hải quân Nga sau Hạm đội Biển Đen, với dàn tàu chiến vô cùng hùng hậu gồm 50 chiến hạm nổi và 23 tàu ngầm.

{keywords}
 

Căn cứ chính của hạm đội nằm ở thành phố cảng Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Ngoài ra, hạm đội còn một căn cứ đóng quân quan trọng khác ở Petropavlovsk-Kamchatskiy trong vịnh Avacha và một căn cứ tàu ngầm lớn tại Vilyuchinsk trên bán đảo Kamchatka.

{keywords}
 

“Át chủ bài” của Hạm đội Thái Bình Dương Nga là tuần dương hạm Varyag thuộc hàng mạnh nhất thế giới. Tàu được trang bị các hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực, bao gồm cả tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (SS-N-12 Sandbox theo cách gọi của NATO) với tầm bắn lên đến 550km, các tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại S-300F, có khả năng chống nhiễu cao và tiêu diệt máy bay ở cự ly 200km, tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 40km. Tuần dương hạm này cũng sử dụng các ngư lôi 533mm, một số tên lửa phòng không phản ứng nhanh, pháo hạm đa năng, pháo siêu nhanh, hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa năng 3D MR-800, radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA và một số hệ thống điện tử hiện đại khác.

{keywords}
 

Một ngôi sao khác trong Hạm đội Thái Bình Dương Nga là tàu khu trục Bystry thuộc lớp Sovremennyy. Mặc dù ra đời từ thập niên 80, nhưng Bystry vẫn được xếp vào những lớp tàu khu trục mạnh nhất thế giới, với hệ thống vũ khí trang bị đa dạng và bảo đảm cả thế công lẫn thủ, chẳng hạn như tên lửa hành trình P270 Moskit với tầm bắn xa tới 120km, tên lửa phòng không 3S90 Uragan, pháo hạm đa năng và ngư lôi 533mm.

{keywords}
 

Tàu Đô đốc Panteleyev biên chế hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương Nga là một trong 9 khu trục hạm săn ngầm cỡ lớn thuộc Project 1155 Fregat (NATO định danh là lớp Udaloy I) được Liên Xô chế tạo từ những năm 1980. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 7.900 tấn, dài 163m, rộng 19m, trang bị 4 động cơ tuốc bin khí cho tốc độ 35 hải lý/giờ, tầm hoạt động 19.400km, thủy thủ đoàn 300 người.

{keywords}
 

Tàu hộ vệ thứ 5 thuộc lớp Steregushchiy của Nga nhưng là chiếc đầu tiên gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương. Với lượng giãn nước 2.200 tấn, tàu được thiết kế để chống lại các tàu mặt nước và cả tàu ngầm của đối phương. Tàu có hỏa lực mạnh mẽ bao gồm 8 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks hoặc 3M-54 Klub-N bố trí chính giữa tàu. Ngoài ra, tàu được trang bị tới 16 tên lửa phòng không 9M96, pháo hạm A-190, ngư lôi chống ngầm Paket-NK cùng hệ thống liên lạc vệ tinh, tác chiến điện tử hiện đại nhất của Nga hiện nay.

{keywords}
 

Trong biên chế hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương Nga hiện nay có hai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borey là tàu Vladimir Monomakh và tàu Aleksandr Nevskiy. Đây là lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược loại mới, dài 170m, rộng 13,5m, lượng choán nước là 24.000 tấn.

{keywords}
 

Tàu ngầm lớp Borey có thể lặn sâu dưới mặt biển 450m và hoạt động liên tục 90 ngày đêm với thủy thủ đoàn khoảng 130 người. Đáng chú ý, các tàu ngầm thuộc lớp này được trang bị 10 ngư lôi 533mm cùng 16 - 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava RSM-56, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn tối đa khoảng 10.000km.

{keywords}
 

Tàu ngầm Ust Kamchatsk thuộc lớp Kilo và tàu ngầm Kuzbass thuộc lớp Akula I của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang triển khai lực lượng trên biển.

Tuấn Anh