Gần 900 nhà khoa học và tổ chức công nghiệp đứng đầu là Bộ chế tạo máy thứ Hai đã tham gia dự án này. Kết quả là đến tháng 10/1964, tại bãi thử Lobnor, Trung Quốc đã tiến hành vụ nổ hạt nhân đầu tiên với công suất 22Kt. Theo các chuyên gia, Trung Quốc hiện có năng lực chế tạo mỗi năm 75 đơn vị vũ khí hạt nhân.

Các phương tiện mang đường không

Năm 1959, Liên Xô cấp phép cho Trung Quốc sản xuất máy bay ném bom Tu-16, mà ở Trung Quốc mang tên H-6 (Hong-6). Tổng cộng, Trung Quốc đã sản xuất được gần 120 máy bay loại này, cho đến nay, mặc dù đã lạc hậu về tính năng kỹ - chiến thuật, nhưng vẫn nằm trong biên chế chiến đấu và vẫn là lực lượng đột kích chủ yếu của không quân ném bom Trung Quốc.

{keywords}
Máy bay ném bom H-6. Ảnh: AP

Nhược điểm của loại máy bay H-6 là khả năng vượt qua hệ thống phòng không hiện đại kém, không bảo đảm độ chính xác cao khi ném bom, không có hệ thống tiếp dầu trên không nên bán kính hoạt động không quá 3.100km. Tuy nhiên, H-6 lại có các chỉ số hoàn toàn thích hợp để giáng các đòn tập kích hạt nhân đường không vào đối phương.

Lực lượng không quân Trung Quốc có 30 máy bay tiêm kích – bom Q-5 (Qiang-5), là loại máy bay MiG-17 của Liên Xô đã hiện đại hoá để có thể ném bom hạt nhân.

Ngoài ra, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng loại máy bay tiêm kích – bom mới H-7 do Tập đoàn hàng không Sjan sản xuất. Đồng thời, mua 26 máy bay chiến đấu hiện đại Su-27 của Nga trang bị cho Sư đoàn không quân số 3 tại căn cứ nằm cách Thượng Hải 250km về phía đông. Nga đã cấp phép cho Trung Quốc tự chế tạo 200 máy bay loại này. Nga cũng đã bán cho Trung Quốc 40 máy bay tiêm kích Su-30MKK có thể mang vũ khí hạt nhân.

Lực lượng tên lửa chiến lược trên bộ

Trong nửa cuối những năm 1950, nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc bắt đầu nắm được công nghệ tên lửa. Trên cơ sở đó, năm 1970, Trung Quốc thiết kế chế tạo được tên lửa đường đạn Đông Phong 3 (2.800km) và Đông Phong - 4 (5.500km) mà cho đến nay vẫn trong trực ban tác chiến. 

Năm 1980, Trung Quốc phóng thử lần đầu tiên tên lửa đường đạn xuyên lục địa Đông Phong-5, và một năm sau đó bắt đầu đưa vào trang bị cho Lực lượng pháo binh II – nay tách ra thành quân chủng độc lập. Hiện quân chủng này có 7 căn cứ tên lửa, 10 sư đoàn, lữ đoàn cảnh báo sớm tổng quân số gần 90 nghìn người. Trang bị khoảng 100 tên lửa với tầm hoạt động từ 1.800 đến 5.500km.

Ngoài ra, một cụm gồm 20 tổ hợp ngầm cơ động cùng các tên lửa nhiên liệu rắn Đông Phong-31 (tầm bắn 8.000km, đầu đạn công suất 2,5Mt) đã được xây dựng. Trung Quốc đang tiến hành nâng cấp, cải tiến để tên lửa Đông Phong-31 có thể mang từ 3-4 đầu đạn tự tách độc lập bay tới mục tiêu MIRV, công suất từ 200kt đến 1Mt.

Trung Quốc đang thực hiện một chương trình rộng lớn nhằm chế tạo các tên lửa chiến thuật và chiến dịch - chiến thuật để trang bị cho lục quân. Đây là loại tên lửa đường đạn cơ động nhiên liệu rắn Đông Phong-11 (M-11) và Đông Phong-15 (M-9) với tầm bắn 300 và 600km tương ứng. 

Thành phần trên biển

Từ giữa những năm 1970, Trung Quốc đã bắt tay vào việc chế tạo tàu ngầm mang tên lửa và tên lửa đường đạn trang bị trên các tàu này. Năm 1989, trong biên chế chiến đấu của hạm đội tàu ngầm số 9 của hải quân Trung Quốc xuất hiện tàu ngầm nguyên tử đầu tiên lớp Hạ (Dự án 092), tàu ngầm này được bố trí ở căn cứ Trạm Giang. Tàu trang bị 12 tên lửa Czjulan-1 (JL-1).

Tên lửa đường đạn này đã có các lần thử nghiệm bay thành công từ bệ phóng trên tàu trên cơ sở tàu ngầm lớp Golf của Liên Xô đã được hiện đại hoá. Tên lửa có tầm bay tới 1.700km và mang đầu đạn có công suất tới 300Kt. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận xét, tên lửa này vẫn chưa thể nhanh chóng đạt được trình độ sẵn sàng tác chiến đầy đủ.

Tháng 7/2004 Trung Quốc cho hạ thuỷ chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn (Dự án 094) đầu tiên do Trung Quốc đóng trong hơn 10 năm. Loại tàu ngầm này trang bị tên lửa Đông Phong-31, có tầm bắn từ 7.500 – 8.000km. Các tàu này trên thực tế có khả năng giáng các đòn tập kích vào toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ nằm gần bờ biển Trung Quốc.

Hạm đội Nam Hải cũng đã nhận những chiếc tàu ngầm mới lớp Thanh đầu tiên, loại tàu ngầm này có thể mang theo 6 tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 8.000km. Trên bờ vịnh Nha Lang, các cơ sở ngầm dưới mặt đất được gia cố vững chắc dành cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn 904 và tàu ngầm lớp Thương 093 đầu tiên.

Hiện Trung Quốc đang thực hiện dự án phát triển tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo mới nhất 094 (lớp Kim), đồng thời đến năm 2025 đóng 5 chiếc loại 095 tiên tiến hơn.

Nguyên Phong

Không quân Trung Quốc tập trận 'lớn chưa từng thấy' gần Đài Loan

Không quân Trung Quốc tập trận 'lớn chưa từng thấy' gần Đài Loan

Theo ghi nhận của Đài Loan (Trung Quốc), hàng chục máy bay quân sự của Trung Quốc đại lục đã bay vào Vùng Nhận dạng phòng không của hòn đảo này hôm 15/6 vừa qua.

Lực lượng tác chiến điện tử Trung Quốc

Lực lượng tác chiến điện tử Trung Quốc

Chúng ta cùng tìm hiểu một số thành phần trong lực lượng tác chiến điện tử Trung Quốc.