Khả năng sống còn

Khả năng sống còn có được, trước hết là do MBTH thường có cự ly bị phát hiện ngắn hơn máy bay chiến đấu thông thường. Về nguyên tắc, cự ly bắt mục tiêu của radar tỉ lệ thuận với luỹ thừa 4 tiết diện phản xạ radar của mục tiêu, tiết diện phản xạ radar của mục tiêu càng nhỏ, cự ly bắt mục tiêu càng gần.

Chẳng hạn, tiết diện phản xạ radar của máy bay B-52 là 100 m2 và của máy bay B-2A (tàng hình) là 0,01 m2, do vậy, cự ly bắt mục tiêu đối với máy bay B-52 là 100 km trong khi cự ly bắt mục tiêu đối với máy bay B-2A chỉ là 10 km, rút ngắn đến 90%.

Thứ hai là từ khả năng “ra đòn trước”. Trong chiến tranh Iraq 2003, không quân Mỹ sử dụng MBTH F-117 là lực lượng đầu tiên tiến vào không phận Iraq, ném quả bom đầu tiên xuống lãnh thổ Iraq và phá hủy hệ thống phòng không của Iraq.

{keywords}
Máy bay F-117. Ảnh: Airforce-technology

Sau đó, 48 chiếc máy bay F-22 và 12 chiếc máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 hình thành Lực lượng đặc nhiệm công kích toàn cầu, đã hầu như vô hiệu hóa tất cả các máy bay tiêm kích của Iraq, làm chủ không phận Iraq tạo điều kiện cho các lực lượng khác tiến công.

Khả năng khó bị phát hiện

Do tuyến bay tiến công của MBTH lợi dụng được góc “mù” của radar và vị trí tiếp giáp của các radar, nên radar rất khó phát hiện nó. Hai là, phía tiến công thường sử dụng chiến thuật nghi binh, sử dụng nhiều máy bay không tàng hình hoạt động ở một khu vực, thu hút hệ thống phòng không đối phương vào khu vực này, trong khi đó MBTH dễ dàng đột nhập vào một khu vực khác.

Ba là, MBTH thường chỉ yêu cầu một số ít các loại máy bay bảo đảm, sử dụng hình thức tập kích đường không bằng biên đội nhỏ. Do vậy, khu vực tập kích đường không của MBTH rất “sạch” (trên màn hình radar không có hoặc có rất ít tín hiệu mục tiêu), kíp trắc thủ radar nếu chủ quan sẽ không phát hiện được mục tiêu.

Bốn là, máy bay tác chiến điện tử hộ tống, gây nhiễu mạnh, cũng khiến radar cảnh báo khó phát hiện mục tiêu. Năm là, do cự ly mục tiêu tàng hình và góc chiếu xạ mục tiêu của radar luôn thay đổi, tiết diện phản xạ radar của mục tiêu cũng thay đổi rất lớn, nên tín hiệu MBTH lúc tỏ lúc mờ, không ổn định và nhấp nháy liên tục.

Khả năng đột phá

Khả năng đột phá của MBTH có được nhờ tính bí mật cao khi thực hiện đột phá hệ thống phòng thủ của đối phương. Với cự ly bị phát hiện ngắn, MBTH làm giảm thời gian cảnh báo của hệ thống báo động của đối phương, thậm chí không cho đối phương thời gian phản ứng trước khi bị tập kích. Nhờ tính năng tàng hình cao mà máy bay F-22 có thể làm cho cự ly bắt mục tiêu của radar đối phương giảm chỉ còn 60 km, cự ly phát hiện của máy bay cảnh báo đường không rút xuống 100-200 km, dẫn đến mất cơ hội đánh chặn.

Hai là, do máy bay tàng hình có tiết diện phản xạ rất nhỏ (chỉ bằng 1/200 đến 1/1000 của máy bay không tàng hình cùng loại) nên cự ly bắt mục tiêu của radar đối phương giảm 73%-82%. Từ đó, thời gian từ khi radar phát hiện máy bay đến khi máy bay xâm nhập vùng trời quản lí cũng ngắn hơn, thậm chí chưa đến một phút.

Ba là, nhờ tính linh hoạt trong đột phá hệ thống phòng thủ, có được nhờ tính bí mật, bất ngờ về chiến thuật. MBTH có thể cơ động linh hoạt, bay xuyên qua hệ thống phòng thủ mạnh, dễ dàng phá huỷ mục tiêu trọng yếu trong hệ thống chỉ huy kiểm soát của đối phương.

Bốn là, quy mô đột phá phòng thủ. Trong chiến tranh Iraq, 56 chiếc máy bay F-117 của Mỹ tham gia chiến đấu đã xuất kích 1296 lần chiếc, chỉ chiếm 2% tổng số lần chiếc xuất kích của máy bay tác chiến nói chung, nhưng đảm trách đến 40% nhiệm vụ công kích mục tiêu chiến lược.

Năm là, khả năng công kích nói chung và công kích tầm xa nói riêng. MBTH thường mang theo một số lượng lớn thiết bị và vũ khí tiên tiến, giúp nâng cao khả năng sống còn và khả năng đột phá phòng thủ. Máy bay chiến đấu F-22A có thể phóng tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 và ném bom tiến công trực tiếp liên quân (JDAM) điều khiển bằng GPS trong điều kiện tốc độ cao, ở độ cao cao, với độ chính xác cao và từ ngoài khu vực phòng thủ của đối phương.

Khả năng thay đổi hình thức tác chiến

Khả năng này thể hiện ở sự kết hợp hai loại MBTH với nhau (như F-22A và B-2) để tăng cường sức mạnh và bổ sung ưu thế cho nhau, từ đó, có thể tạo ra hình thức tác chiến hoàn toàn mới - “tác chiến tàng hình mọi thời tiết, 24/24 giờ”.

Hiện các cường quốc quân sự đang trang bị hoặc nghiên cứu chế tạo loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 đều có tính năng tàng hình tốt. Và rất có thể, khi hai bên đối đầu đều sử dụng MBTH thì tác chiến trên không sẽ trở thành cuộc đấu giữa những “kẻ tàng hình”, sẽ tái hiện hình thức tác chiến trên không bằng mắt thường của biên đội nhỏ.

Ngoài ra, có thể xuất hiện tổ hợp giữa máy bay chiến đấu thông thường với MBTH (như máy bay chiến đấu liên hợp F-35 với MBTH F-22 của Mỹ), hình thành cụm máy bay tàng hình tác chiến cỡ lớn để tiến hành nhiệm vụ tập kích đường không chiến lược quy mô lớn.

Nguyên Phong

TQ chế 'khắc tinh' của siêu tiêm kích tàng hình Mỹ

TQ chế 'khắc tinh' của siêu tiêm kích tàng hình Mỹ

Các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã phát triển một loại radar được quảng cáo có thể phát hiện cả những máy bay tàng hình tối tân như siêu tiêm kích F-35 của Mỹ.

Nhật lên kế hoạch điều siêu tiêm kích tàng hình đối phó Trung Quốc trên biển

Nhật lên kế hoạch điều siêu tiêm kích tàng hình đối phó Trung Quốc trên biển

Các nguồn tin Chính phủ Nhật tiết lộ đang cân nhắc điều các siêu tiêm kích tàng hình F-35B tới căn cứ ở Miyazaki để gia tăng khả năng bảo vệ các hòn đảo tây nam trước các hành động của Trung Quốc trên biển.