Tàu tên lửa Molniya (Project 12421)

Được phát triển ở văn phòng thiết kế Almaz và chế tạo tại xưởng đóng tàu Vympel, đây được xem là tàu thế hệ thứ ba chưa có địch thủ trên thế giới. Để đối phó với các mục tiêu mặt nước, tàu được trang bị hệ thống tên lửa đối hạm Moskit-E (SS-N-22 Sunburn) gồm hai bệ phóng kép và hệ thống điều khiển bắn 3C-25E.

Tên lửa siêu âm (tốc độ 780 m/s, khối lượng phóng 4 tấn) mang đầu đạn nặng 300kg và có thể tiến công các mục tiêu ở cự ly lên tới 120km. Nó bay ở độ cao khoảng 15m (giai đoạn hành trình) và 3 đến 6m (giai đoạn cuối) so với mực nước biển. Độ chính xác cao của tên lửa được bảo đảm bởi hệ thống ra-đa bắt mục tiêu tiên tiến.

{keywords}
Tàu tên lửa Molniya. Ảnh: Navy Recognition

Các mục tiêu trên không, trên mặt nước, trên bờ và thủy lôi nổi có thể bị phá hủy bằng cách sử dụng pháo tự động AK-176M 76,2mm đặt ở phía trước (tầm bắn 15km, độ cao bắn 11km, dự trữ đạn 152 quả, tốc độ bắn 120-130 phát/phút) và hai pháo sáu nòng tự động AK-630M 30mm lắp phía sau (tầm bắn 4-5km, dự trữ đạn 1.200 quả, tốc độ bắn 4.000-5.000 phát/phút).

Để chống lại các mối đe dọa trên không, các vũ khí hủy diệt lớn và thủy lôi trên biển, tàu có hai ống phóng dải gây nhiễu, một trụ ở phía sau để bố trí 12 tên lửa vác vai Igla, thiết bị chống vũ khí hạt nhân-sinh-hóa (NBC) và thủy lôi.

Với lượng choán nước tối đa 550 tấn và mớn nước không hơn 2,65m, tàu Molniya có tính năng đi biển cao, bảo đảm sử dụng hiệu quả các vũ khí trên tàu và dẫn đường an toàn trong tình trạng biển động lên tới cấp 5 đến cấp 8. Thiết bị động lực chủ yếu là hai động cơ tua-bin khí M-15 E.1, công suất 3.200 và 2.370 sức ngựa, bảo đảm tàu chạy ở tốc độ cao nhất 38 hải lý/giờ.

Tầm hoạt động của tàu với tốc độ hành trình 12 hải lý/h là 1.650 hải lý, tầm hoạt động với lượng nhiên liệu nhiều nhất lên tới 2.400 hải lý. Thủy thủ đoàn của tàu gồm 44 người (8 sĩ quan), thời gian hoạt động 10 ngày.

Tàu tên lửa Vikhr (Project 02065)

Được phát triển ở Almaz trong năm phiên bản: tàu mang tên lửa Vikhr, tàu mang ngư lôi Vikhr-1, tàu tuần tra Vikhr-2, tàu tuần tra trang bị pháo Vikhr-3, và tàu tên lửa kiểu choán nước Vikhr-4, tất cả các kiểu tàu này có tàu và thiết bị động lực tương tự nhau.

Để nâng cao khả năng sống còn, vỏ thép tàu và cấu trúc thượng tầng chính đặt trên sàn tàu được chế tạo bằng hợp kim Al-Mg. Các vách ngăn kín nước chia tàu thành chín khoang. Ba động cơ diesel M 520 TM5 có tổng công suất 10.590kW với hệ thống điều khiển từ xa Orion có khả năng cung cấp sự hoạt động liên tục với một động cơ chạy kiểu từng phần, cho phép dự trữ một cách căn bản tổng thời gian hoạt động của các động cơ.

Các tàu Vikhr và Vikhr-4 được trang bị hệ thống tên lửa đối hạm Ural-E (hai dàn phóng, mỗi dàn mang hai tên lửa 3M-24E) và trụ tên lửa vác vai Igla-1M. Để tự vệ, tất cả các tàu loại này đều được trang bị hai hệ thống pháo - pháo tự động trọng lượng nhẹ AK-176M 76,2mm và pháo tự động bắn nhanh AK-630M 30mm với số đạn dự trữ tương ứng là 152 và 2.000 viên, được điều khiển bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Vympel.

Tàu Vikhr dài khoảng 42m, rộng 7,6m, lượng choán nước tiêu chuẩn 268 tấn, mớn nước 2,5m. Với thủy thủ đoàn 28 người, tốc độ cao nhất của tàu đạt 35 hải lý/giờ, tầm hoạt động ở tốc độ 12 hải lý/giờ là 1.800 hải lý, thời gian hoạt động là 5 ngày. Tàu có thể đi biển an toàn và sử dụng các vũ khí trong tình trạng biển động cấp 7 và cấp 5.

Tất cả các tàu dòng Vikhr được trang bị khí tài nhìn đêm và đèn pha, thiết bị dẫn đường tiêu chuẩn, hệ thống các thiết bị thông tin liên lạc tự động hóa R-784-E. Tàu được trang bị bộ khử từ trường chống thủy lôi cũng như thiết bị lọc khí độc dùng cho cá nhân, và các khí tài đo phóng xạ và hóa chất độc.

Tàu tên lửa/ pháo Scorpion (Project 12300)

Là tàu thế hệ thứ tư mới nhất của Almaz, có hai phiên bản - với tên lửa đối hạm Yakhont và với hệ thống tên lửa Ural. Thiết kế của nó là hiện thân của những tiến bộ của Nga trong công nghệ tàng hình, kỹ thuật động lực và vũ khí.

Cả hai phiên bản đều được trang bị pháo tự động A-190M 100mm (tầm bắn 20km, trần bắn 15km, đạn dự trữ 80 quả, thiết kế tháp pháo kết hợp với các bộ phận của công nghệ tàng hình) và hệ thống phòng không Kashtan với tên lửa/pháo đặt gần nhau (phạm vi giao chiến tương ứng đối với tên lửa và pháo là 1,5-10/0,5-4km về cự ly và 0,05-6/0,05-3km về độ cao).

Hệ thống thông tin-điều khiển chiến đấu Sigma điều khiển các vũ khí trên tàu và trao đổi dữ liệu giữa các tàu trong cùng một nhóm tàu mặt nước.

Loại tàu mang tên lửa đối hạm siêu âm Yakhont được trang bị hai dàn phóng, mỗi dàn mang hai quả tên lửa (trọng lượng phóng 3 tấn, đầu đạn nặng 250kg, cự ly bắn lên tới 300km). Với cấu trúc gọn nhẹ và các chi phí hoạt động tác chiến thấp, năng lực tiến công của tàu có thể so sánh với năng lực tiến công của các tàu fri-gát.

Thiết bị động lực chủ yếu của Scorpion (tổng công suất 25.000 sức ngựa) bao gồm hai động cơ diesel M-530 truyền động cho các chân vịt qua hộp số và thiết bị tua-bin khí GTU-12 với động cơ phản lực-nước được mở lỗ thông. Với lượng choán nước 465 tấn và mớn nước 2,4m, tàu có thể chạy với tốc độ cao nhất là 40 hải lý/h.

Thủy thủ đoàn gồm 37 người, thời gian hoạt động trên biển lâu nhất 10 ngày. Tầm hoạt động xa nhất của tàu với tốc độ kinh tế (12 hải lý/h) là 2.200 hải lý. Tàu Scorpion có thể hành trình an toàn và sử dụng các vũ khí trong tình trạng biển động cấp 6 và 7.

Nguyên Phong

Điểm đặc biệt của chiến hạm khiến Nga-Hà Lan căng như dây đàn

Điểm đặc biệt của chiến hạm khiến Nga-Hà Lan căng như dây đàn

Vụ tàu hộ tống HNLMS Evertsen của Hà Lan bị Nga tố cáo có ý định xâm phạm lãnh hải đã khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.

Nga tố chiến hạm Hà Lan định xâm nhập lãnh hải

Nga tố chiến hạm Hà Lan định xâm nhập lãnh hải

Theo các quan chức quân sự Nga, chiến hạm HNLMS Evertsen của Hà Lan có ý định xâm phạm lãnh hải nước này, buộc họ phải triển khai tiêm kích theo dõi.