Chính quyền Yerevan của Armenia mô tả những chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ là “thanh kiếm Damocles” (một mối nguy hiểm treo lơ lửng), nhưng họ vẫn hy vọng tình hình sẽ không leo thang tới mức đấy.

Trước đó, Đại sứ Armenia tại Nga Vardan Toganyan hôm 28/9 tuyên bố “tất cả các biện pháp, kể cả các tên lửa đạn đạo Iskander” cũng sẽ được tung ra, nếu Thổ Nhĩ Kỹ triển khai chiến đấu cơ tới vùng Nagorno-Karabakh.

{keywords}
Xe tăng Azerbaijan trúng đạn và bốc cháy trong cuộc giao tranh hôm 27/9. Ảnh: Bộ Quốc phòng Armenia

Tuy nhiên, ông Toganyan nói thêm rằng tình hình hiện tại vẫn chưa nghiêm trọng tới mức đấy, và các hệ thống phòng không của Armenia trong khu vực Nagorno-Karabakh vẫn đủ sức để đối phó với các máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan.

Trả lời trong cuộc họp báo ngày 28/9, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia Artsrun Hovhannisyan nói chính quyền Yerevan có thể sử dụng vũ khí hạng nặng nếu “luận lý học của chiến trường” cần tới những vũ khí này.

Để đáp trả, Ngoại trưởng Azerbaijan Jeyhun Bayramov trong một tuyên bố cùng ngày cho biết, nước này sẵn sàng “đáp trả tương xứng” cho bất kỳ leo thang căng thẳng nào tới từ Armenia.

Iskander là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, khai hỏa từ xe phóng di động do Nga sản xuất. Tên lửa này được áp dụng kỹ thuật tàng hình plasma, khi nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đầu tên lửa khiến cho các sóng radar do đối phương tạo ra bị mất khả năng phản hồi.

Iskander còn được trang bị một hệ thống điều khiển thông minh cho phép đạn bay lượn linh hoạt. Các nguồn tin quân sự của Nga cho biết, Iskander có tầm hoạt động tối đa là 400km, với độ lệch mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 5-7m.

Chiến sự tại vùng Nagorno-Karabakh đã bùng nổ hôm 27/9 vừa qua, khi Armenia buộc tội Azerbaijan dùng máy bay chiến đấu và pháo hạng nặng để đánh bom các mục tiêu ở Nagorno-Karabakh – khu vực tranh chấp hiện do người thiểu số Armenia quản lý nhưng Azerbaijan tuyên bố là một phần lãnh thổ của nước này.

Trong khi đó, Azerbaijan khẳng định chỉ phản công nhằm đáp trả sự khiêu khích của Armenia. Cả hai nước sau đó đã tăng cường quân tới tiền tuyến và đổ lỗi cho nhau về việc nhằm vào dân thường.

Tuấn Trần

Video xe tăng Azerbaijan bốc cháy sau khi trúng đạn

Video xe tăng Azerbaijan bốc cháy sau khi trúng đạn

Bộ Quốc phòng Armenia hôm 27/9 đã công bố một số video về các phương tiện tăng-thiết giáp Azerbaijan bị phá húy do trúng đạn pháo của quân đội nước này.

Azerbaijan, Armenia giao tranh dữ dội, điều nhiều vũ khí hạng nặng

Azerbaijan, Armenia giao tranh dữ dội, điều nhiều vũ khí hạng nặng

Một trong những cuộc xung đột lâu đời nhất thế giới – tranh chấp lãnh thổ giữa Armenia và Azerbaijan đã tái bùng phát với các cuộc giao tranh ác liệt nhất trong nhiều năm.