Việc Tổng thống Nga ra lệnh rút quân khỏi Syria một lần nữa khiến thế giới bất ngờ. Quyết định này được đưa ra đúng lúc các nỗ lực ngoại giao được nối lại để chấm dứt xung đột ở Syria.

Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi về cách tiếp cận của Tổng thống Barack Obama - người trước đó quả quyết Moscow sẽ sa vào bãi lầy.

{keywords}

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama (Ảnh: Reuters)

Rõ ràng, sự can thiệp của Nga đã thực sự làm thay đổi cục diện ở Syria. Lúc đầu mục tiêu được công bố là chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), nhưng quân Nga sau đó nhằm vào cả các nhóm phiến quân khác.

Nửa năm trước, chính quyền Assad dường như đã sắp sụp đổ. Nhưng sau nhiều tháng tiến hành không kích, quân đội Nga đã làm thay đổi cục diện, giúp cho chính phủ Syria giành lại được hơn 10.000 km2 lãnh thổ, bao vây gần kín thành phố Alleppo và cắt đứt các tuyến tiếp tế huyết mạch của quân nổi dậy từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Tất cả các diễn biến này đã gây chấn động địa chính trị trên khắp khu vực.

Những thắng lợi chiến trường đó đã định tông cho các cuộc đàm phán hòa bình Syria do Liên Hợp Quốc làm trung gian ở Geneva, cùng các điều kiện trong thỏa thuận ngừng bắn ở Syria mà Mỹ và Nga nhất trí tháng trước. Ngay cả các quan chức cấp cao ở Washington cũng phải thừa nhận rằng người Nga đã "làm thay đổi phép tính xung đột".

"Ai đó có thể nghi ngờ Nga đạt được mọi mục tiêu đề ra nhưng không thể phủ nhận chiến dịch của nước này đã đặt ra các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn hiện tại", Washington Post dẫn lời Nikolay Pakhomov, một nhà phân tích chính trị tại Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga trụ sở ở thành phố New York.

"Sự rõ ràng trong bước đi của Moscow đã tiếp sức cho sự tương tác, nếu không muốn nói là hợp tác, giữa  Nga và nhiều nước Trung Đông. Các chủ thể chính trong khu vực đều ý thức rõ động cơ, lợi ích, năng lực và mục tiêu của Nga, và họ có thể hành động tương xứng".

Sự rõ ràng đó – theo ông Pakhomov – trái ngược hẳn với những gì chính quyền Obama thể hiện. Washington từ lâu đòi ông Assad phải từ chức nhưng lại không hề có hành động nào quyết đoán.

Ở cả Iraq và Syria, Mỹ đều mở chiến dịch quân sự chống IS nhưng lại cố tránh không dấn sâu vào cuộc chiến Syria, vì lợi ích của những lực lượng mà nước này ủng hộ. Điều đó khiến nhiều đồng minh truyền thống của Washington trong khu vực thất vọng và dẫn tới một chiến lược rối như canh hẹ, thấy rõ nhất khi hai phe nhóm mà Mỹ ủng hộ quay sang đánh nhau.

"Những người bạn của Mỹ trong khu vực đang hành động để bảo vệ lợi ích của chính họ, chứ không phải lúc nào cũng theo lợi ích Mỹ nữa", báoWashington Post dẫn lời Tamara Cofman Wittes thuộc viện Brookings.

"Obama có lẽ cho rằng cái giá mà Mỹ hành động trực tiếp sẽ cao hơn là không hành động", tác giả Jeffrey Goldberg nhận định trong một bài viết về chính sách đối ngoại của Obama xuất bản  tuần trước. "Và ông lạc quan tới mức vẫn có thể tiếp tục với những mập mờ đầy nguy hiểm trong quyết định của mình".

Rõ sàng sự can thiệp của Putin vào Syria đã tái xác nhận vai trò của Nga ở Trung Đông. Nhưng việc ông quyết định rút quân vào thời điểm này tự nó đã nói lên bản chất của vấn đề: Moscow không muốn đầu tư dài hạn vào một cuộc chiến ở Trung Đông; và việc Nga hậu thuẫn chế độ Assad là có giới hạn.

"Ngay cả khi Nga hỗ trợ thì một chiến thắng quân sự hoàn toàn cho Assad trên toàn Syria là khó có thể. Ông Putin có thể đã kết luận rằng, một thỏa thuận hòa bình dựa trên các điều khoản mà ông Assad đặt ra là khó có thể đạt được" – Aron Lund thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, nhận định.

"Mới một tuần trước, người của ông Assad vẫn tin chắc Nga sẽ đưa họ đi hết đoạn đường, giúp họ giành toàn bộ Syria", Joshua Landis – người chuyên nghiên cứu về Syria - nói với NPR. "Nhưng người Nga nói 'chúng tôi không phải làm thế; chúng tôi không nhất thiết phải làm thế'".

"Việc Putin ra quyết định rút quân trùng với ngày bắt đầu các cuộc đàm phán ở Geneva là dấu hiệu rõ ràng gửi tới Assad, rằng tốt hơn là ông này nên bước vào đối thoại một cách chân thành", Randa Slim thuộc Viện Trung Đông bình luận với tạp chí Politico. "Putin vừa mới cân bằng các mối quan hệ quyền lực bên trong phòng đàm phán ở Geneva".

Đó không phải là kết quả tồi đối với Nhà Trắng lâu nay vốn chỉ dập dờn chuyện thay đổi chế độ ở Syria. Và kết quả chính trị chủ chốt của 5 tháng Nga can thiệp quân sự vào Syria là kéo Kremlin lại gần Nhà Trắng hơn, vì Mỹ vẫn luôn đặt hy vọng về một giải pháp cho Syria vào tiến trình Geneva.

"Một sự phục hồi hợp tác Nga - Mỹ là một trong những kết quả chính trị quan trọng nhất của chiến dịch" – báo New YorkTimes dẫn lời Vladimir Frolov, một chuyên gia Nga về quan hệ quốc tế. "Sự thật là chỉ hai siêu cường mới có thể chặn được cuộc chiến".

Hiện tại, đối mặt với giá dầu lao dốc và cấm vận quốc tế, các nhà lãnh đạo Nga đang dốc sức tìm kiếm cho nước này một vị thế với phương Tây.

"Putin có thể đã đi đúng các nước cờ trong mấy tháng qua, và ván cờ của ông có thể cho kết quả về mặt ngoại giao" – học giả về Trung Đông Marwan Bishara viết. "Nhưng chính Obama rốt cuộc sẽ phải nhượng bộ, hoặc là bằng cách giảm bớt cấm vận, trao quyền ngoại giao, thậm chí hợp tác trong các lĩnh vực khác của khu vực và thế giới".

Thanh Hảo

Putin gây “sốc”, phương tây cười khẩy

Còn quá sớm để đánh giá về quyết định rút quân của Nga. Bóng đã được đá sang chân Damascus. Cả thế giới đang hướng về Geneva để xem cách hành xử của chính quyền Assad và số phận của Syria.

Putin đã thắng, Nga chuyển hướng chiến lược

Nhìn lại hơn 5 tháng Nga can dự bằng quân sự ở Syria, có thể khẳng định Nga đã thành công trên 5 phương diện. 

Chiến thắng chiến lược của Putin

Nhà sử học quân sự, cựu Đại tá Mỹ Doug Macgregor nhận định, đây là một bước đi sáng suốt vào thời điểm chính xác.

Vì sao Putin đột ngột rút quân khỏi Syria?

Việc ông Putin bất ngờ rút quân ngay lập tức khỏi Syria khiến các bên liên quan vừa ngạc nhiên, vừa đề phòng.

Putin bất ngờ ra lệnh rút quân khỏi Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu bắt đầu rút quân khỏi Syria từ hôm 15/3.