Đó là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (5/8). Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo quyết định của Mỹ khi rút khỏi INF có nguy cơ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang "không giới hạn".

{keywords}
Hai trong số các loại đạn bị INF cấm: Tên lửa Pershing II (trái) và tên lửa Liên Xô SS-20 IRBM. (Ảnh: RT)

"Việc Mỹ đơn phương rút khỏi INF, phá hủy một trong những văn kiện cơ bản về kiểm soát vũ khí, dựa trên một lý do tưởng tượng, càng làm phức tạp tình hình trên thế giới [và] tạo ra các rủi ro nền tảng cho tất cả mọi người", hãng tin RT dẫn lời ông Putin nói.

Tổng thống Nga cảnh báo thêm, quyết định từ bỏ Hiệp ước năm 1987 sẽ làm quay trở lại các hiệp ước khác về vũ khí hạt nhân chiến lược và không phổ biến hạt nhân. Nếu hệ thống này sụp đổ, nó sẽ mở đường cho một cuộc chạy đua vũ trang và hỗn loạn khắp thế giới mà không có bất kỳ quy định, giới hạn hay luật pháp nào.

Tuy nhiên, ông chủ Điện Kremlin khẳng định Moscow sẽ không vội triển khai các tên lửa tầm trung trên bộ sau khi hiệp ước sụp đổ. Và Nga sẽ chỉ hành động nếu Mỹ theo đuổi thiết kế vũ khí loại này. Ông Putin nhấn mạnh thêm, một sự triển khai tiềm tàng bất kỳ tên lửa nào như vậy sẽ chỉ được thực hiện để đáp trả hành động của Washington.

Hôm 2/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố nước này chính thức rút khỏi INF, thỏa thuận kiểm soát vũ khí giữa Washington và Moscow thời Chiến tranh Lạnh, cấm phát triển, sản xuất, hoặc triển khai các tên lửa hành trình và trên đất liền có tầm bắn từ 500km đến 5.500km.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper thông báo Washington bắt đầu phát triển "các hệ thống tên lửa dẫn đường và đạn đạo mặt đất, thông thường và có tính di động" và lý giải đây là một phản ứng cẩn trọng với các hành động của Nga.

Phản ứng về quyết định của Mỹ, cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev - người ký INF với người đồng cấp Mỹ Ronald Reagan năm 1987 – mô tả Washington đang giáng một đòn tiềm tàng nghiền nát không chỉ an ninh châu Âu mà còn cả hệ thống an ninh quốc tế.

Xem video tự tạo của bài

Thanh Hảo