Theo trang tin ABS-CBN, thông tin này được NSC báo cáo trước Hạ viện Philippines trong buổi thảo luận về ngân sách trong năm 2022.

“NSC xác nhận vẫn còn các tàu Trung Quốc thực hiện những hoạt động đánh bắt, di chuyển từ điểm này sang điểm khác. Các đối tác của chúng tôi vẫn đang theo dõi những động thái này”, hạ nghị sĩ Ruffy Biazon cho biết tại buổi thảo luận.

{keywords}
Tuần duyên Philippines theo dõi động thái của các tàu Trung Quốc. Ảnh: PCG 

Cũng theo ông Biazon, hầu hết trong số khoảng 150 tàu Trung Quốc hoạt động ở vùng tranh chấp đều là những tàu có kích thước lớn, dài từ 30 đến 60 mét. Hạ nghị sĩ cũng cho rằng nhìn bề ngoài, chúng có vẻ giống với các tàu dân sự, nhưng trên thực tế, các tàu này có thể "đang thực hiện một hoạt động nào đó có giá trị chiến lược đối với Trung Quốc”.

Theo ông Ruffy Biazon, NSC đang khuyến nghị chính phủ Manila cần tăng cường các hoạt động giám sát, đồng thời triển khai thêm các tàu dân sự đến Biển Đông để khẳng định chủ quyền của Philippines. Bên cạnh đó, hạ nghị sĩ này cũng cho biết Bộ Ngoại giao Philippines sẽ tiếp tục đệ trình các công hàm phản đối những hành vi xâm chiếm trái phép từ phía Trung Quốc. 

Hồi đầu tháng 2 năm nay, hàng trăm tàu Trung Quốc bị phát hiện neo đậu bất hợp pháp tại khu vực đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines đã chỉ trích động thái trên và đã gửi khoảng 100 công hàm phản đối các hoạt động trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông tính đến cuối tháng 5.

Trong một diễn biến mới nhất, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc ngày 18/9 cho biết đã điều vận tải cơ Y-20 tới các đá Vành Khăn, Xu Bi, và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đưa binh sĩ đồn trú tại đây về đất liền. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận việc máy bay Y-20 xuất hiện ở Trường Sa.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 23/9, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát mọi diễn biến trên Biển Đông. 

Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bà Hằng nhấn mạnh, hoạt động này của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trái với thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, gia tăng quân sự hóa, đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiện nay.

Việt Anh

Nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập chống ngầm ở Biển Đông

Nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập chống ngầm ở Biển Đông

Đây là lần thứ hai trong năm nay cụm tàu USS Ronald Reagan tiến hành diễn tập ở Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục gia tăng trong khu vực.

Bộ Tứ sẽ phản đối các hành vi của Trung Quốc trên biển

Bộ Tứ sẽ phản đối các hành vi của Trung Quốc trên biển

Lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia (Bộ Tứ) được cho là sẽ lên tiếng phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông của Trung Quốc.