{keywords}
Lực lượng Kháng cự số 2, chống Taliban tại tỉnh Baghlan. Ảnh: Sputnik

Theo Sputnik, trước đó, trong ngày 20/8, Bismillah Mohammadi, Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền cũ của Afghanistan tuyên bố, các lực lượng kháng cự đã tái thâu tóm quyền kiểm soát 3 quận Pul-e-Hesar, Deh Salah và Banu thuộc tỉnh Baghlan.

Đài phát thanh Salam Watandar xác nhận lực lượng Kháng cự số 2 đã tạo ra kỳ tích trên. Taliban chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin.

{keywords}
Ảnh: Herat Times

Tờ Herat Times sau đó cho đăng tải bức ảnh chụp các lực lượng chống Taliban đang vẫy quốc kỳ sau khi tái chiếm được quận Deh-Salah ở Baghlan.

Các cường quốc vật lộn đưa người di tản

Chính phủ Mỹ và các đồng minh phương Tây đang vấp phải vô số chỉ trích vì không hành động sớm hơn để sơ tán công dân và những người tị nạn, khi Taliban khép chặt vòng vây Kabul.

Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 20/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận, chiến dịch sơ tán khỏi thủ Afghanistan là "một trong những cuộc không vận lớn nhất, khó khăn nhất trong lịch sử". Ông Biden nói, đã có gần 13.000 người được tạo điều kiện di tản an toàn, bao gồm 5.700 người hôm 19/8.

Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, 12 nước, bao gồm Bahrain, Đan Mạch, Đức, Italia, Kazakhstan, Kuwait, Qatar, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Uzbekistan và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã và sẽ tham gia vào các nỗ lực do Washington dẫn đầu nhằm đưa các công dân Mỹ, những người Afghanistan đối mặt rủi ro cao và nhân sự từ các nước thứ ba rời khỏi Kabul.

Theo ông Price, Taliban khẳng định với Mỹ việc họ không có ý định cản trở chiến dịch sơ tán hay chặn đường những người muốn đến sân bay quốc tế ở Kabul. Phong trào Hồi giáo cũng cam kết với Mỹ sẽ để những người Afghanistan mong muốn ra đi được toại nguyện sau ngày 31/8.

Cho đến nay Mỹ đã điều khoảng 6.000 binh sĩ nhằm đảm bảo an ninh cho sân bay Kabul cũng như quá trình sơ tán diễn ra suôn sẻ.

Cảnh hoảng sợ và hỗn loạn gần sân bay Kabul khi hàng nghìn người Afghanistan tìm cơ hội được đưa đi sơ tán. Nguồn: BBC

Đức tuyên bố đang cử các trực thăng tới hỗ trợ, giữa lúc có thông tin một công dân nước này bị thương trong hỗn loạn ở Kabul. Phần Lan cũng thông báo sẽ điều các binh sĩ đến thủ đô Afghanistan để trợ giúp quá trình di tản.

Trong khi đó, tại Anh, truyền thông đưa tin, nhiều quan chức cấp cao nước này đang đi nghỉ mát khi cuộc khủng hoảng Afghanistan diễn ra và rằng các lãnh đạo tình báo có thể phải trả giá vì thất bại trong việc thu thập thông tin kịp thời. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Dominic Raab phản bác rằng, chính phủ Anh đang nỗ lực "không mệt mỏi" cho chiến dịch sơ tán người khỏi quốc gia Nam Á.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng trấn an người dân nước này rằng, chính phủ của ông sẽ có các nỗ lực chính trị và ngoại giao nhằm tìm ra một giải pháp cho Afghanistan, kể cả hợp tác với Taliban nếu cần thiết.

Cao ủy Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước đón nhận người tị nạn Afghanistan

"Những ai có thể gặp nguy hiểm hiện không có lối thoát rõ ràng", Shabia Mantoo, phát ngôn viên cho Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cảnh báo, đồng thời kêu gọi các nước láng giềng của Afghanistan mở cửa biên giới để đón nhận những người muốn trốn chạy Taliban.

Hiện ngày càng có nhiều báo cáo về việc Taliban đang săn lùng những người mà họ tin đã cộng tác với binh lính Mỹ và NATO, bất chấp việc đại diện phong trào Hồi giáo tuyên bố sẽ ân xá cho người của chính quyền cũ. Nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại về mối đe dọa đối với phụ nữ và những nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) sau khi phong trào Hồi giáo giành quyền kiểm soát Afghanistan.

Bộ Ngoại giao Uzbekistan ngày 20/8 cho hay, tổng cộng đã có 1.982 công dân ngoại quốc được sơ tán từ Afghanistan qua nước này trong những ngày gần đây. Theo nhà chức trách, trong thời gian ngắn lưu lại Uzbekistan, những người di tản sẽ được cung cấp mọi trợ giúp cần thiết nhưng đảm bảo tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Sau đó, họ sẽ được đưa đến đất nước đồng ý cho tị nạn.

Cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel đang công du Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, điều quan trọng là ngăn chặn Taliban tràn sang các nước láng giềng của Afghanistan, kể cả dưới vỏ bọc của những người tị nạn.

Tuấn Anh

 >>> Chiến sự ở Afghansitan

Thủ lĩnh bí ẩn của Taliban đang ở đâu?

Thủ lĩnh bí ẩn của Taliban đang ở đâu?

Giữa lúc Taliban đang chuẩn bị ra mắt chính phủ mới ở Afghanistan, dư luận bắt đầu chuyển hướng chú ý vào vị thủ lĩnh bí mật của nhóm - Haibatullah Akhundzada.

Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của những người trong chính quyền cũ Afghanistan

Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của những người trong chính quyền cũ Afghanistan

Ngay sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban bắt đầu truy tìm hàng ngàn binh lính, quan chức an ninh làm việc cho chính quyền cũ cũng như những người từng cộng tác với Mỹ và liên quân.