{keywords}
Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: NDTV

Trang CGTN và NDTV dẫn lời Tổng thống Macron nói, việc Hy Lạp mua các máy bay và tàu chiến là một phần trong “quan hệ đối tác chiến lược” sâu sắc hơn giữa hai nước nhằm bảo vệ lợi ích chung của hai bên tại Địa Trung Hải.

“Thoả thuận này đánh dấu bước đi táo bạo đầu tiên hướng tới quyền tự chủ chiến lược của châu Âu”, Tổng thống Macron nói tại lễ ký thoả thuận với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tại điện Elysee. Ông Macron đã từ lâu nhấn mạnh rằng châu Âu cần phát triển khả năng phòng thủ của riêng mình và không nên quá phụ thuộc vào Mỹ.

Người đứng đầu Pháp gọi quyết định mua các tàu Belharra của Hy Lạp là “một dấu hiệu tin tưởng” vào ngành công nghiệp quốc phòng Pháp trước sự cạnh tranh đáng kể từ tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ.

Thoả thuận với Hy Lạp cũng là một tín hiệu được Paris phát đi sau khi nước này mất hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng tỷ euro với Australia. Ông Macron cho biết, việc Australia ký thoả thuận mua tàu ngầm của Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới chiến lược đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Pháp.

“Pháp có một triệu công dân sống ở khu vực này và hơn 8.000 binh sĩ đang được triển khai tại đây”, Tổng thống Pháp nói, đề cập tới sự hiện diện của nước này tại nhiều lãnh thổ trong vùng.

Thủ tướng Hy Lạp nói: “Hôm nay là một ngày lịch sử với Hy Lạp và Pháp. Chúng tôi đã quyết định nâng cấp hợp tác quốc phòng song phương”. Nhà lãnh đạo này nói thêm, thoả thuận với Pháp sẽ không ảnh hưởng tới thoả thuận hợp tác quốc phòng giữa Hy Lạp và Mỹ.

Hoài Linh

Đọ sức mạnh công nghệ tàu ngầm mới nhất của Mỹ, Anh, Pháp

Đọ sức mạnh công nghệ tàu ngầm mới nhất của Mỹ, Anh, Pháp

Dựa trên việc so sánh công nghệ từ các tàu ngầm đời mới nhất của Mỹ, Anh và Pháp, có thể hiểu một phần lý do Australia ngừng thỏa thuận tàu ngầm với Paris.