Làn sóng biểu tình bùng phát sau cuộc bầu cử tổng thống hôm 9/8, với chiến thắng thuộc về ông Lukashenko (80% phiếu bầu). Phe đối lập cáo buộc kết quả bầu cử là gian lận. 

{keywords}
Ảnh: Reuters

Biểu tình ôn hòa nhanh chóng biến thành bạo lực khi những người phản đối Tổng thống đụng độ với lực lượng an ninh, khiến ít nhất 2 người chết và hàng nghìn người bị bắt giữ.

Ngày 17/8, Tổng thống Lukashenko tuyên bố cứng rắn sẽ không bầu cử lại, vì "chúng ta đã tổ chức bầu cử rồi. Sẽ không có một cuộc bầu cử nào khác nữa trừ khi các bạn giết chết tôi". Ông cam kết sẵn sàng chia sẻ quyền lực và thay đổi Hiến pháp để thực hiện điều này, nhưng lý giải điều đó không phải vì sức ép từ người biểu tình.

Tuy nhiên, ít giờ sau, trước làn sóng phản đối ngày càng lớn, ông Lukashenko chấp nhận tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống mới sau khi Belarus thông qua Hiến pháp mới, theo hãng tin Nga RT.

{keywords}
Ứng viên Tổng thống Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya khi gặp gỡ người ủng hộ ở Minsk hồi tháng 7/2020. Ảnh: AP

Trong khi đó, thủ lĩnh phe đối lập Sviatlana Tsikhanouskaya lên tiếng nói rằng bà sẵn sàng lãnh đạo Belarus. Tuy đã rời Belarus sau khi kết quả bầu cử được công bố, chính trị gia 37 tuổi này vẫn lên mạng kêu gọi người dân Belarus trong nước tiếp tục biểu tình chống chính phủ.

Phản ứng trước các diễn biến trên, một nhân vật cấp cao của Nhà Trắng cùng ngày 17/8 nói rằng, Mỹ tin các cuộc biểu tình rộng khắp ở Belarus cho thấy chính phủ của Tổng thống Lukashenko "không còn có thể phớt lờ" các kêu gọi về dân chủ.

Reuters dẫn lời quan chức này nhấn mạnh thêm, Washington đang theo dõi sát sao tình hình ở Belarus và đề nghị Nga "cần tôn trọng chủ quyền cũng như quyền tự quyết của Belarus".

Hôm 16/8, Moscow tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Belarus và cho rằng bất ổn ở nước này là do "sức ép từ bên ngoài".

Tổng thống Donald Trump mô tả tình hình ở Belarus "thật tồi tệ", theo Reuters. Hãng tin này cho biết thêm, cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Mỹ đang thảo luận với Liên minh châu Âu (EU) về những gì đang diễn ra ở Belarus.

{keywords}
Tổng thống Trump mô tả tình hình Belarus là 'khủng khiếp'. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, tờ báo Nga Kommersant dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Ukraina thông báo nước này đã triệu hồi đại sứ tại thủ đô Belarus để tham vấn tình hình vì những việc làm "không thể chấp nhận được của Minsk".

Từ Anh, Ngoại trưởng Dominic Raab thông báo nước này không công nhận kết quả bầu cử Tổng thống ở Belarus và kêu gọi điều tra. "Thế giới đang chứng kiến tình trạng bạo lực mà chính quyền Belarus dùng để trấn áp người biểu tình ôn hòa sau cuộc bầu cử gian lận", ông Raab nói.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier kêu gọi quân đội Belarus không sử dụng bạo lực chống người biểu tình. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawieck chỉ trích giới chức ở Minsk "sử dụng vũ lực với người dân", kêu gọi EU tổ chức hội nghị khẩn về khủng hoảng ở Belarus.

Chủ tịch EU Charles Michel cho rằng tình hình bạo lực ở Belarus là "không thể chấp nhận được".

Thanh Hảo

Biển người biểu tình ở Belarus phản đối Tổng thống mới tái cử

Biển người biểu tình ở Belarus phản đối Tổng thống mới tái cử

Biểu tình chống chính phủ ở Belarus không có dấu hiệu lắng dịu mà còn bùng lên mạnh hơn khi hàng chục nghìn người tham gia cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay ở thủ đô Minsk.

Liên minh châu Âu nhất trí trừng phạt Belarus

Liên minh châu Âu nhất trí trừng phạt Belarus

Các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã xúc tiến bước đi đầu tiên hướng tới việc áp trừng phạt các quan chức hàng đầu Belarus trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ vẫn rầm rộ diễn ra khắp nước này.