Washington Post dẫn lời một số nhà lập pháp bị mắc kẹt bên trong trụ sở Quốc hội Mỹ trong thời điểm bạo loạn cho biết đã cố gắng liên hệ với Tổng thống Mỹ để được trợ giúp, nhưng đều không nhận được hồi âm.

Tờ báo này cho rằng, Tổng thống Donald Trump lúc đó dường như đang bị cuốn vào những hình ảnh, cảnh quay người biểu tình, và không muốn rời khỏi màn hình TV.

Theo Tượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đồng minh của ông Trump, phải mất một lúc sau, người đứng đầu nước Mỹ mới ý thức được mức độ nghiêm trọng từ những diễn biến trên đồi Capitol.

"Tổng thống vẫn xem những người biểu tình là đồng minh của mình, và đồng tình với ý kiến cho rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp", ông Graham cho Washington Post biết.

{keywords}
Lúc bạo loạn nổ ra, Tổng thống Trump bị cho là đang mải theo dõi người biểu tình qua màn hình TV. Ảnh: AP

Một cố vấn giấu tên của ông Trump tiết lộ, rất khó để tiếp cận Tổng thống vì vào thời điểm đó, ông đang xem truyền hình trực tiếp.

"Nếu đó là đầu thu phát kỹ thuật số TiVo, ông ấy chỉ cần nhấn tạm dừng và trả lời các cuộc gọi. Nhưng nếu là truyền hình trực tiếp, ông ấy sẽ xem toàn bộ các diễn biến từ đầu đến cuối", người này cho biết.

Một vài trợ lý giấu tên khác của Tổng thống Trump cũng nói với Washington Post rằng, họ rất ngạc nhiên trước việc người đứng đầu nước Mỹ không sẵn sàng hành động khi tình trạng bất ổn đang diễn ra. Tổng thống Trump đã được các nhân viên Nhà Trắng thông báo về cuộc bạo loạn tại đồi Capitol từ lúc khoảng 2 giờ chiều (giờ miền Đông nước Mỹ). Tuy nhiên, thay vì kêu gọi những người ủng hộ giữ bình tĩnh, ông Trump lại tranh thủ thời gian này đăng một số bài viết bày tỏ sự thất vọng đối với Phó Tổng thống Mike Pence lên Twitter.

Dù sau đó vài phút, ông Trump tiếp tục đăng tweet kêu gọi người biểu tình giữ bình tĩnh, và nên "ủng hộ cảnh sát cùng các lực lượng chức năng”, song các cố vấn trên nói, rất khó để thuyết phục Tổng thống Mỹ làm một điều gì đó hữu ích hơn việc đăng tweet.

Phải đến khoảng 4 giờ chiều (giờ miền Đông nước Mỹ), Tổng thống Trump mới đăng tải một thông điệp dưới dạng video. Trong đó, ông gọi những người biểu tình là "những người đặc biệt", và nói rõ ông hiểu cảm xúc của họ vào lúc đó. Dù vậy, người đứng đầu nước Mỹ kêu gọi những biểu tình “nên về nhà trong hòa bình”.

Một số nhà lập pháp khác, như lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy, và cựu Thống đốc bang New Jersey Chris Christie, đều cho biết họ cũng gặp khó khăn trong việc liên lạc với Tổng thống Trump vào chiều ngày 6/1.

“Tổng thống là người khiến cuộc biểu tình này xảy ra, nên ông ấy cũng là người duy nhất có thể khiến nó dừng lại”, ông Chris Christie nói với ABC News.

Toàn cảnh Cuộc khủng hoảng trên đồi Capitol ở Mỹ

Việt Anh

Những ngày cuối tại nhiệm thảm hoạ của ông Trump

Những ngày cuối tại nhiệm thảm hoạ của ông Trump

Nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump sắp khép lại, và liên tiếp những diễn biến bất lợi khiến cho những ngày cuối của ông ở Nhà Trắng trở thành thảm hoạ.

Hàng chục cảnh sát Mỹ bị điều tra vì tiếp tay cho bạo động

Hàng chục cảnh sát Mỹ bị điều tra vì tiếp tay cho bạo động

Nhiều nhân viên thuộc lực lượng cảnh sát đồi Capitol đang bị điều tra do có hành vi tiếp tay người biểu tình gây bạo loạn ở Quốc hội Mỹ hôm 6/1.