Có một thực tế không may là chiến tranh lại thúc đẩy các sáng chế. Có một số tiến bộ được thiết lập trong Thế chiến II đã trở thành nền tảng cho công nghệ hiện đại, một số khác thì không.

Dưới đây là thống kê của trang Business Insider về một số vũ khí kỳ dị và vô dụng nhất được các phe trong Thế chiến II sử dụng.

Bệ phóng hỏa tiễn loại nhỏ trên tàu

{keywords}

Thủy thủ đoàn trên tàu HMS King George V của Anh cùng với các bệ phóng phòng không UP (Unrotated Projectile)

Bệ phóng hỏa tiễn không xoay là một biện pháp phòng không đặc biệt có vấn đề. Hệ thống này được chế tạo nhằm bảo vệ các tàu khỏi máy bay của địch. Theo đó, hỏa tiễn được phóng từ tàu, với độ cao có thể đạt tới hơn 300m, có thể cho phát nổ và phân tán mìn gắn vào các dù, thông qua đoạn dây cáp dài hơn 100m.

Ý tưởng chung cho thiết bị này là nhằm tạo ra một bãi mìn trên không, và máy bay địch có thể bị mắc vào đống dây cáp, kéo mìn về phía thân và sau đó hạ gục cả máy bay. Tuy nhiên, số mìn và dây cáp, cùng với dù đều dễ dàng bị phát hiện, và phi công đối phương không hề hấn gì khi bay phía trên hay phía dưới ‘bãi mình trên không’ này.

Số mìn chưa phát nổ lại bị phó mặc cho gió, và thường thì các thiết bị này lại bay trở lại các tàu của Anh đã bắn chúng lên trời.

Theo thông tin từ con tàu mang hệ thống này, “chưa có thông tin nào ghi lại việc hệ thống UP hạ được bất kỳ máy bay nào. Nhưng trong trường hợp bị hỏa hoạn hay tai nạn, thì hệ thống này hoàn toàn có khả năng gây sát thương cho các binh sĩ Anh hơn là kẻ thù”.

Chó mang bom tự sát

{keywords}

Lính biên phòng nổi tiếng của Liên Xô là Nikita Karatsupa cùng với chú chó Ingus năm 1936.

Năm 1942, bộ binh của Phát xít Đức đổ bộ vào Liên Xô bằng xe tăng ‘Panzer’.

Lính Nga đã đưa chó vào quân đội từ năm 1924. Một số trong các binh sĩ này đã tìm cách biến những chú chó này thành lính cảm tử, khi chất hàng loạt thuốc nổ lên người các chú chó.

Những chú chó chiến binh được huấn luyện bằng cách bỏ đói, và sau đó tìm thức ăn ở phía dưới các xe tăng. Một khi các chú chó này ở phía dưới xe tăng, chúng sẽ được huấn luyện để kéo ngòi nổ bằng răng.

Tuy nhiên, hầu hết các chú chó này không thể hiểu hoặc đảm đương nhiệm vụ trong bối cảnh chiến sự dữ dội với hình ảnh, âm thanh và mùi vị của chiến trường.

Hệ quả là chúng thường chạy vòng quanh và trở về phía những người huấn luyện của chúng, và bị bắn ngay lập tức.

Khẩu súng lớn nhất từ trước tới nay

{keywords}

Vì mong muốn xâm lược Pháp nên trùm Phát xít Đức Adoft Hitler đã yêu cầu một loại vũ khí mới nhằm chọc thủng phòng tuyến Magino (ở Đông Bắc Pháp) – đường ranh giới tự nhiên cuối cùng ngăn cách Hitler và phần còn lại của Tây Âu.

Theo tài liệu ‘các vũ khí tối mật’, năm 1941, một năm sau khi phòng tuyến bị chọc thủng, nhà sản xuất thép và chế tạo vũ khí của Đức - Friedrich Krupp A.G. bắt đầu thiết kế loại súng dành riêng cho Hitler, có tên là Gustav.

Khẩu súng Gustav cao bốn tầng, dài 47m, nặng 1.350 tấn, bắn đạn nặng 4,5 tấn từ nòng súng khổng lồ dài 30m.

Khẩu súng khổng lồ này chỉ có thể vận chuyển bằng xe hỏa, và dễ dàng bị các máy bay ném bom của quân đồng minh phát hiện. Dự án này phá sản chỉ trong vòng một năm.

Thần công V-3

{keywords}

Khẩu thần công V-3 cực kỳ dài của Đức

V-3 là phiên bản thừa của các tên lửa V-1 và V-2 trước đó của Đức từng nã trên bầu trời London (Anh) trong chiến dịch Blitzkrieg.

Được sáng chế năm 1944, V-3 được thiết kế với nòng dài 126m để tăng vận tốc phóng ra các quả đạn pháo, sao cho có thể bay tới London từ cách đó hơn 100 dặm (khi đặt khẩu thần công từ thị trấn Mimoyecques của Pháp).

Nhưng khi V-3 chính thức tham gia tác chiến, vận tốc phóng hỏa tiễn chỉ bằng chưa đầy một nửa so với tốc độ cần thiết để bay tới London.

Hitler ra lệnh sản xuất 50 khẩu thần công loại này. Nhưng trước khi các kế hoạch V-3 ban đầu được thực thi, quân Đồng minh đã oanh tạc và phá hủy khẩu thần công, bất chấp nỗ lực của Đức nhằm giấu loại vũ khí này.

Thiết bị phá hoại điều khiển từ xa ‘giống xe tăng’

{keywords}

Hệ thống Goliath của Đức còn được quân đội Mỹ gọi là ‘bọ cánh cứng’, vận hành bằng điều khiển từ xa. Đây là một chiếc xe tăng mini, chạy bằng hai mô-tơ điện, sau đó được thay thế bằng gas, có khả năng mang theo 45kg thuốc nổ.

Xe tăng mini này có nhiệm vụ trượt xuống bên dưới và đặt thuốc nổ ở mặt dưới xe tăng quân Đồng minh. Tuy nhiên, hệ thống Goliath này có vấn đề với hệ thống điều khiển từ xa, nên sau đó các mô hình điều khiển bằng sóng radio được đưa vào thay thế.

Đức sản xuất 7.500 hệ thống Goliath trong suốt Thế chiến II, nhưng thành công thực sự của hệ thống này là nó đã mở đường cho các vũ khí điều khiển bằng sóng radio, mà trong thời đại ngày nay đang trở thành một phương thức chiến tranh mới.

Lê Thu